Soạn bài Bạn làm gì để bảo vệ 'Ngôi nhà chung'?

Thứ ba , 21/03/2017, 00:21 GMT+7
     

  TIẾNG VIỆT LỚP 3 SOẠN BÀI BẠN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ “NGÔI NHÀ CHUNG"?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và kể tên các sự vật có trong tranh (SGK/40).

Gợi ý:

Trong tranh có mặt trời, mây, cầu vồng, cây cối, chim chóc, thú rừng, ốc, cá và sông nước, biển cả. 

 

6. Hỏi - đáp:

Thay nhau hỏi đáp về Mái nhà chung:

a) Hỏi: - Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?

Đáp: - .............

b) Hỏi: - Mái nhà chung của muôn vật là gì?

Đáp: - .............

c) Hỏi: - Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?

Đáp: - .............

Gợi ý:

a) Nhà của chim lợp bằng lá, nhà của cá phủ sóng xanh, nhà của nhím nằm sâu dưới lòng đất, nhà của ốc là chiếc vỏ tròn vo, nhà của hai bạn nhỏ có giàn gấc đỏ và hoa giấy hồng.

b) Mái nhà chung của muôn vật là bầu trời xanh.

c) Chúng ta hãy yêu quý trái đất và cùng nhau góp sức bảo vệ môi trường. 

 

7. Chọn từ ngữ ở cột A thích hợp với mỗi từ ngữ ở cột B để tạo thành ý tả nét đáng yêu của mỗi mái nhà riêng (SGK/42).

Gợi ý:

 

 

8. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

Con người cần làm gì để bảo vệ mái nhà chung?

Gợi ý:

Để bảo vệ mái nhà chung, con người cần giữ gìn và bảo vệ môi trường. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Điền vào chỗ trống (SGK/43)

Gợi ý:

  PHIẾU BÀI TẬP A

 ch hay tr?

 Mèo con đi học ban trưa

 Nón nan không đội, trời mưa ào ào

 Hiên che không chịu nép vào

 Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”.

(Nguyễn Hoàng Mai)

 

  PHIÊU BÀI TẬP B

 êt hay êch?

 - Ai ngày thường mắc lỗi

 Tết đến chắc hơi buồn

 Ai được khen ngày thường

 Thì hôm nào cũng tết

 (Phạm Đình Ân) 

 - Thân dừa bạc phếch tháng năm 

 Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

 (Trần Đăng Khoa) 

 

2. Chơi trò: Hỏi - đáp với bạn bằng cách đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?”.

M: Bạn A hỏi: - Hằng ngày, bạn đến trường bằng gì?

Bạn B đáp: - Hằng ngày, mình đến trường bằng xe đạp.

Gợi ý:

- Bạn chơi bóng đá bằng gì?

- Mình chơi bóng đá bằng chân.

- Bạn chơi bóng rổ bằng gì?

- Mình chơi bóng rổ bằng tay.

- Cá thở bằng gì?

- Cá thở bằng mang.

- Voi cộ gỗ bằng gì?

- Voi cộ gỗ bằng vòi.

 

3. Dùng đúng dấu câu. (SGK/44).

- Đọc 3 câu đã được viết sẩn trên bảng nhóm hoặc giấy khổ to:

- Thảo luận, đặt dấu câu thích hợp vào ô trống trong một câu.

Gợi ý:

a) Một người kêu lên ( : ) “Cá heo!”

b) Nhà an dường trang bị cho các cụ những thứ cần thiết ( : ) chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà...

c) Đông Nam Á gồm mười một nước là ( : ) Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Mai-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.

 

4. Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống trong phiếu bài tập để có bức thư ngắn gửi cho một bạn ở Trường Tiểu học Lúc-xăm-bua. (SGK/45).

Gợi ý:

PHIẾU BÀI TẬP

Tây Ninh, ngày 9 tháng 4 năm 2015

Tom thân mến!

Chắc bạn sè rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này của mình gửi từ Việt Nam. Mình tự giới thiệu. Tên mình là An, học sinh lớp 3/3 Trưởng Tiểu học Kim Đồng, huyện Tráng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Mình viết thư để làm quen với bạn vì khi đọc bài Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trong sách Tiếng Việt lớp ba, mình rất xúc động trước tình cảm của các bạn dành cho đất nước của mình. Mình thích học môn Toán và rất thích trò chơi xếp hình.

Tom thân mến, mình rất mong nhận được thư hồi âm của bạn. Mình rất muốn biết việc học của bạn và những sở thích của bạn. Hãy viết thư cho mình nhé. Chúc bạn luôn vui vẻ và học thật tốt.

Thân mến chào bạn.

ban lam gi de bao ve ngoi nha chung