Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 3 Giữa Kì 1

Thứ sáu , 17/03/2017, 16:12 GMT+7
     

ÔN TẬP 3 TIẾNG VIỆT LỚP 3 GIỮA KÌ 1

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm (SGK/115).

(đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ).

Gợi ý:

Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chi hoa hồng đỏ thắm bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai. Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài luyện tập 1

1. Đọc thầm bài văn “Mùa hoa sấu” (SGK/116)

2. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

Câu hỏi 1: Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

a) Cây sấu ra hoa.

b) Cây sấu thay lá.

c) Câu sấu thay lá và ra hoa.

Câu hỏi 2: Hình dạng hoa sấu như thế nào?

a) Hoa sấu nhỏ li ti.

b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

c) Hoa sấu thơm nhẹ.

Câu hỏi 3: Mùi vị hoa sấu như thế nào?

a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

b) Hoa sấu hăng hắc.

c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.

Câu hồi 4: Bài đọc có mấy hình ảnh so sánh?

a) Một hình ảnh.

b) Hai hình ảnh.

c) Ba hình ảnh.

Cảu hỏi 5: Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lả nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?

a) Tinh nghịch.

b) Bướng bỉnh.

c) Dại dột.

Đáp án:

Câu hỏi 1: c;

Câu hỏi 2: b;

Câu hỏi 3: a;

Câu hỏi 4: b;

Câu hỏi 5: a.

 

Bài luyện tập 2

2. Viết 5-7 câu kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em.

Tham khảo bài làm tại đây: https://hoctotnguvan.net/viet-5-7-cau-ke-ve-tinh-cam-cua-bo-me-hoac-nguoi-than-doi-voi-em-35-2526.html