Phân tích hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Thì Nhậm

Thứ hai , 26/09/2016, 21:55 GMT+7
     

Đề bài: Phân tích hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Thì Nhậm

Bài làm 

Mà nay áo vải cờ đào

 Giúp dân dựng nước biết bao công trình.

Hai câu thơ trích trong Ai tư vãn của công chúa Ngọc Hân khóc chồng không phải là cái nhìn của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí. Đoạn trích ở hồi thứ mười bốn này, đã tái hiện hình tượng Nguyễn Huệ nhưng bằng một nhãn quan khác, một thiện cảm khác, thiện cảm hướng về nhà Lê. Hình tượng nhân vật này thuộc một vùng không gian nghệ thuật, vùng ý thức tư tưởng ngược chiều. Tính chất phi chính thống của Nguyễn Huệ không nằm trong ý định ngợi ca, nhưng từng chữ, từng dòng miêu tả thì chân dung người anh hùng áo vải đã từ từ sừng sững dược hiện lên. Khi bức tượng đài hoàn thiện thì chính nhà văn cũng không khỏi bất ngờ, đó là điều hiếm thấy trong văn học nước nhà.

hoàng lê nhất thống chí hồi 14

Hồi thứ mười bốn bắt đầu bằng cái việc hèn hạ của Lê Chiêu Thống "Cõng rắn cắn gà nhà". Tôn Sĩ Nghị cùng hai chục vạn quân Thanh kéo sang chính là để thực hiện cái ý đồ trái quy luật lịch sử là phản dân hại nước của vua Lê, nhằm hai mục đích khác nhau, về danh nghĩa, chi viện cho một nước nhỏ, với tư cách là một nước lớn (nước của Thiên tử hay một nước lân bang ?). Còn trên thực chất, ở chúng có một cái gì đó rất khó hiểu. "Cứ xem lời lẽ trong bài hịch thì những điều họ bắt mình phải đương lấy rất là nặng nề, còn họ thì chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm mà thôi". Vì sao mà Tôn Sĩ Nghị lại không ra tay ? Thái độ "án binh bất động" này hoàn toàn không giống sự khẩn trương đến gấp gáp lúc kéo quân sang. Từ cửa ải hướng thẳng tới Thăng Long, đại binh của Tôn tổng đốc đã từng hăng hái tiến lên với tốc độ ngày đi đêm nghỉ, xuyên rừng vượt núi. Nay, tới kinh thành, giặc còn chưa tiếp cận được, họ đã vội dừng lại là cớ làm sao ? Sự không thực lòng của Tôn Sĩ Nghị trong sự nghiệp phù Lê đã được tiên đoán của người cung nhân ấy : "Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thể khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi".

Đối phương của Nguyễn Huệ do vậy không hẳn là bọn bán nước mà là lũ cướp nước. Bọn bán nước thì đê hèn nhưng không có lực lượng. Còn bọn cướp nước thì không chỉ tướng mạnh quân đông mà tham vọng tâm địa cũng không the coi thường. Trong chiến tranh, thắng lợi bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Vì vậy cái mạnh của Nguyền Huệ, ớ người cầm quân được soi từ nhiều phía. Chi một cái nhìn của neười cung nhân cũ từ phủ Trường Yên cũng rõ : "Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết". Cái nhìn đó hẳn không sai. Nguyền Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm lộng hành, lấn át ngôi vua bị Nguyễn Huệ trừng trị đã dành. Nhưng trừng trị theo cái kiểu "bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn" thì trong lịch sử những nhân vật xuất chúng của nước chúng ta chưa thấy lần nào. Bới tính hiệu quả, tính tức thời của hành dộng chỉ như một chớp mắt, một cái trở bàn tay. Uy của Nguyễn Huệ tựa hổ sấm sét, đến nỗi "Không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt".

Chân dung ấy quả thật như huyền thoại, một ánh sao băng nhưng hoàn toàn không cô lập. Ở đó có mạch nguồn, có độ sâu cội rễ. Nguyễn Huệ đã làm những việc cha ông từng làm trước hiểm hoạ xâm lăng là "không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo". Nguyễn Huệ đứng lên trong hoàn cảnh ấy, cái tâm, cái trí cùa Nguyễn Huệ là cái tâm, cái trí của tiền nhân. Ngọn cờ đạo lí đã dẫn dường cho cuộc xuất quân thần tốc, và cái tâm, cái tự của trăm họ bấy giờ làm cho con dường ấy rộng ra. Sự thấu hiểu, lắng nghe của Nguyễn Huệ một cách thành thực và khiêm tốn cũng đủ điều chỉnh cho cơn bão căm hờn tạm thời nén xuống. Nhận được tin cấp báo của Nguyễn Văn Thuyết từ Tam Điệp chạy trạm vào Phú Xuân, Bắc Bình Vương giận lắm định thân chinh cầm quân lập tức di ngay. Nghe lời can ngăn của các tướng sĩ dưới quyền, ông chấp nhận "lòng tôn phò của mọi người" làm nghi thức lên ngôi hoàng đế. Khi tới Tam Điệp, Sở, Lân mang gươm đến xin chịu tội vì đúng là họ có tội. Người chủ tướng (cũng là vua mới) không phải không hiểu tội danh lớn nhất trong binh pháp phải xử lí như thế nào. Đúng ra thì "quân thua chém tướng", đó là luật. Nhưng không có luật lệ nào trái được nhân tâm. Lòng Sở, Lán không phải thế, hơn nữa đó là mưu lược của Ngô Thì Nhậm. Lẽ ra bị trừng phạt, nhưng cuối cùng lại được ngợi khen. Cách hiểu người và dùng người đến mức tri kỉ, tri âm như thế không phải là người cầm quân nào cũng có dược. Đâu phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huệ trong việc tập hợp, tổ chức lực lượng lại làm được cái việc Lê Lợi trước đó đã từng làm "Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới" (Bình Ngô đợi cáo). Tướng của Nguyễn Huệ là Hám Hổ Hầu đi kén lính ở Nghệ An theo quy định cứ ba trai tráng (ba suất đinh) thì lấy một người. Thế mà chẳng mấy chốc đã được "hơn một vạn quân tinh nhuệ". Niềm tin của vua Quang Trung là dựa vào cơ sở lòng dân ấy. Không biết là ông nói với mọi người hay nói với chính mình trong lần gặp Sở, Lân ở Tam Điệp : "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược liến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh".

Có được cái tâm, cái trí, kẻ thao lược phải có quyền mưu, mà linh hồn của quyền mưu là cái dũng. Như ta biết : quyết tâm của Tôn Sĩ Nghị là vào tới sào huyệt của Nguyễn Huệ ở Phú Xuân với mục tiêu "Bọn giặc ấy nhất dịnh lần lượt bị bát sống, không một tên nào lọt lưới" và tự đắc hợm minh "người Nam Hà sẽ đến mà xem". Còn Nguyễn Huệ chỉ một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Tôn Sĩ Nghị vào Nam, Nguyễn Huệ ra Bắc, hai cuộc hành tiến trái chiều nhưng đều lấy thời điểm ngày hạ cây nêu làm mốc. Riêng vởi Nguyễn Huệ trước một trận chiến dường như không cân sức (kẻ thù đông hơn gấp bội) thế mà dám hẹn với các tướng của minh "đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng". Điều đó thể hiện rõ lòng quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược của Nguyễn Huệ. Quả thật, theo dõi cuộc hành quân của Nguyễn Huệ từ Tam Điệp trở ra, người đọc mới hiểu thế nào là thần tốc về lực lượng, quân của Nguyễn Huệ chia làm năm đạo, có cả thuỷ bộ, nhưng bộ binh là chính. Phương tiện hành quân không nói đến lừa ngựa, chỉ có một số voi, trong đó có thớt voi vua Quang Trung cưỡi. Vậy thì đại quân chủ yếu là chạy bộ, không chỉ từ Tam Điệp mà trước đó từ Nghệ An, khi nhà vua hạ lệnh tiến quân "Các quân đéu nghiêm chỉnh,đội ngũ mà đi". Vậy "đi" đây là đi bộ. Họ vừa đi vừa đánh. Thế mà đêm 30 tháng Chạp Mậu Thân (1788) còn ở Tam Điệp, mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789) đã tới Hà Hồi, vượt qua hai con sông Gián Khẩu và Thanh Quyết. Hơn một trăm cây số, mà họ chỉ hành quân trong ba ngày. Giữ nguyên tốc độ ấy, mờ sáng ngày mồng 5, đại quân đã đến đồn Ngọc Hồi, vượt qua sự kháng cự không phải là không đáng kể của đồn này dưới sự chỉ huy của tên Thái thú Điển Châu Sầm Nghi Đống, cùng ngày hôm ấy, đại quân đã tiến đến Thăng Long. Điều có thực mà như không có thực, đúng như lời dặn của vua Quang Trung : "Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!". Hlnh như trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc Viột Nam, có hai câu nói gần giống nhau khi nhận định về sự thắng bại, hơn thua. Ấy là câu trả lời vua Trần của Trần Hưng Đạo "năm nay thế trận giặc nhàn" và lời dặn trên đây của Nguyễn Huệ. Cùng với cuộc hành quân thần tốc có một không hai trong lịch sử chiến tranh, cách đánh của vua Quang Trung biến hoá như thần, không một thứ sách vở nào có được. Đó là cách đánh bao vây, chia cắt địch, tạo yếu tố bất ngờ. Đối phương rơi vào một thế cờ bày sẵn không kịp trở tay. Vì sao khi tới sông Thanh Quyết, toán do thám của quân Thanh bỏ chạy, Quang Trung đã cho truy đuổi đến cùng ? Thực ra số quân địch ấy không có gì dáng kể. Điều quan trọng với Quang Trung là những trận đánh lớn tiếp theo, Tôn Sĩ Nghị không thể chủ động đề phòng. Đảm bảo được yếu tố bất ngờ nghĩa là đảm bảo dược một nửa thắng lợi. Do vậy ở đồn Hà Hồi, mãi tới khi Quang Trung bắc loa truyền gọi, quân lính trong đồn lúc ấy mới biết. Vì bị động, bị bất ngờ "ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết".

Nói cho cùng, thắng bại trong chiến tranh phụ thuộc vào hai yếu tố : thể và lực. "Lực" liên quan đến "thế" và "thế" đại quân Tây Sơn có thể tạo ra "lực". Quang Trung đã tận dụng và phát huy hai yếu tố trung tâm then chốt ấy. Bất ngờ là một khía cạnh của thế. Ở đây có bất ngờ về thời gian và địa điểm tấn công. Còn có sự bất ngờ về cách đánh. Kẻ địch cho dù có biết thời điểm tấn công - nhưng không biết cách đánh của đối phương, cũng rất khó đề phòng. Vì vậy, đồn Hà Hồi chiến thắng nhanh chóng, dễ dàng. Không cần bắn một mũi tôn nào mà kẻ thù tự đem minh chịu trói. Cái đó còn nhờ vào mưu. Phải có một quyền mưu đạt tới mức nghệ thuật mới có thể vừa chiến thắng vẻ vang vừa bảo toàn lực lượng. Nhưng tới đồn Ngọc Hồi, cửa ngõ của kinh thành Thăng Long thì cách đánh ở Hà Hồi không thể ứng dụng được nữa. Muốn áp đáo đối phương ngay từ phút đầu thì phải cần đến một phương sách khác, để vô hiệu hoá lực lượng phản công của địch. Quang Trung đã dùng rơm và ván, nghĩa là một thứ khiên, mộc đơn giản mà thật sáng tạo tài tình tạo ra lá chắn để đại quân vẫn với đội hình ấy dàn chữ "nhất" tiến lên. Diệu kế ấy làm cho các mũi tên quân giặc bắn ra "chẳng trúng người nào cả". Quân giặc phải dùng đến ống phun khói tung hoả mù để làm cho quân Nam rối loạn thì bỗng chốc gió lại đổi hướng, quân Thanh tự hại mình, khốn đốn không phương chống đỡ. Uất ức vì tướng giỏi, quân đống, ý chí và mưu lược có thừa mà phải tự trói tay nộp mạng, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết là chuyện đương nhiên. Điều Nguyễn Trãi tổng kết trong Bình Ngô đại cáo "Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông" đã được Quang Trung kế thừa ở thời đại ông. Đê đạt tới tính triệt để, tính tuyệt đối, vừa tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối phương vừa bẻ gãy hoàn toàn ý chí của chúng, nhất là ở vào địa bàn trọng yếu như đồn Ngọc Hồi, Quang Trung đã phối hợp tấn công phía trước với hai cánh như thế của hai gọng kìm. Lực lượng của địch khộng nhỏ bé như ở Hà Hồi, nhưng cảm thấy bất lực giữa một "thiên la địa võng" bao vây. Quân ứng chiến đại bại đã đành, quân rút chạy càng vô cùng hoảng loạn. Chạy về phía đê Yên Duyên thì đã thấy quân của Quang Trung gióng trống mở cờ, tắt sang đường Vịnh Kiều chạy trốn thì quân voi của Quang Trung từ Đại Áng kéo sang chặn lối. Còn cái chết nào nhục nhã hơn đối với chúng là ở vào cái thế cùng đường và hoảng loạn bội phần ấy phải trốn cả xuống Đầm Mực đành để cho "quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người".

Giữ cho mình cái thểvầ lực ấy, đại binh của Tây Sơn kéo thẳng vào thành Thăng Long. Điều thú vị là các trận đánh của Quang Trung ngày một quy mô lớn rộng hơn như cơn bão xoáy tăng dần cường độ, vượt qua mọi cánh cửa vòng ngoài tiến vào đại bản doanh mà tuyệt nhiên không gặp một vật cản nào đáng kể. Những vật cản ấy dù là Sầm Nghi Đống hay Tôn Sĩ Nghị, dù là Hà Hồi, Ngọc Hồi, hay cả Thăng Long, quân xâm lược đều ở vào một tình thế không mấy khác nhau : sợ hãi, cuống cuồng, bất lực. Sầm Nghi Đống tự tử đã đành, Tôn Sĩ Nghị không thể trở tay một khi đã "sợ mất mật". Thế là "ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp" cắm đầu nhắm hướng Bắc mà chạy. Chi tiết có thực này tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng ý nghĩa của nó lại rất lớn. Cht mới ít ngày trước đó hai chục vạn quân Thanh hùng hổ từ phương Bắc kéo sang định làm cỏ nước Nam, hợm hĩnh là thế, nay một mảnh giáp cũng không còn, nói gì đến bọn bán nước cầu vinh Lê Chiêu Thống. Tư cách tiện nhân hèn hạ của y dược đặc tả trong nhiều trường hợp, như những giọt nước mắt tiễn đưa Tôn Sĩ Nghị ở biên cương phía Bắc của vua Lê thực thảm hại mà cũng nực cười.

Như thế là bức phác thảo về nhân vật Quang Trung đó vừa hoàn tất với những đường nét cuối cùng. Bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học nước nhà cứ sừng sững hiện lên dưới bầu trời trong veo còn sặc mùi thuốc đạn của kinh thành. Trong khải hoàn môn của người thắng cuộc, vua Quang Trung là biểu tượng đầy ý nghĩa cho những gì thuộc về dân tộc. Đó là đạo lí Việt Nam, tài trí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam. Phải chăng hình tượng đó ít nhiều sống lại trong giấc mơ của Nguyễn Du khi biến đổi một kẻ anh hùng thảo dã trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thành một anh hùng tái thế - Từ Hải trong Truyện Kiều ? Trở lại điểm nhìn của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí, nhìn tổng quát thì dó là một cái nhìn khách quan. Hình tượng nhân vật Quang Trung do đó như có một thứ ánh sáng soi vào. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn những yếu tố duy tâm nằm ngoài nhận thức vé quy luật lịch sử, về dời sống con người. Chẳng hạn như không ít lần khi tường thuật sự kiện hay ý nghĩ của nhân vật, nhà văn đã nói đến cơ trời. Cơ trời chính là thiên lí, là mệnh mà con người không cưỡng nổi. Kể trận chiến ở Ngọc Hồi, kẻ chủ động dùng hoả hổ là quân Thanh. Cách phản công này không phải là không có tác dụng vì kẻ chủ mưu có được một thứ vỏ bọc của sự tàng hình. Nhưng đột ngột thay, trong chốc lát trời trở gió. Đó là một biểu hiện của cơ trời. Rồi khi Quang Trung kéo quân vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không hề hay biết. "Nào hay cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi". Đã là "thiên lí", người hợp với nó là đại nghĩa, còn ngược lại là Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống, thất bại là lẽ đương nhiên. Chính Lê Chiêu Thống dã thú nhận sự khoanh tay bất lực trước cái cơ trời, mệnh trời ấy khi y nói với Tôn Sĩ Nghị lúc chia tay "Cô không có tài, chẳng giữ nổi xã tắc. Đội ơn tướng quân vâng lệnh chỉ của hoàng đế sang cứu viện, nào ngờ lòng trời không giúp nước nhỏ, nay ngài lại bỏ mà đi. Kính chúc tướng quân về triều được hai chữ "vạn phúc". Song, ngay trong cái yếu tố duy tâm này không hẳn chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Cái tích cực lên ngôi mới thay cũ, nắng thay mưa. Khách quan, điều ấy hợp với lòng người. Sự tiến bộ rất đáng ghi nhận ở đây chính là điểm đó, ở cái chỗ mà cuộc sống đã đem lại cho tác phẩm văn chương những chân lí nghệ thuật mới nằm ngoài định kiến hoặc sự áp đặt của bất kì ai.

hoàng lê nhất thống chí hồi 14