Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Đề bài: Phân tích - Bình luận tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Bài làm
Từ thế kỉ thứ XVI, nền văn học trung đạ1 Việt Nam bắt đầu xuất hiện thể loại văn xuôi, truyện ngắn, tuỳ bút. Một trong những tác phẩm đó là tập truyện ngắn Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, áng văn chương này đã được nhiều người đánh giá là "Thiên cổ kì bút" - cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. Truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm thứ 16 trong số 20 truyện của tập "Kì bút" đó. Nhà nho Nguyễn Dữ khơi nguồn từ một truyện cổ tích vốn chỉ có cốt truyện sơ sài mang tên là truyện Vợ chàng Trương, rồi bổ sung chi tiết, xây dựng nhân vật, gọt giũa lời văn,... sáng tạo nên một áng văn chương bác học đặc sắc, lạ kì.
Từ một việc đùa vui - đêm đêm người mẹ chỉ vào chiếc bóng của mình nói với đứa con nhỏ rằng đó là cha của nó - câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, dưới chế độ phụ quyển phong kiến bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bế tắc, phải tự vẫn. Tuy xa lìa cõi trần đau khổ, nhưng xuống dưới thuỷ cung, người phụ nữ ấy đã được sống an lành giữa các thần tiên. Tác phẩm thấm đẫm nỗi xót thương một kiếp người oan khổ, đồng thời thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta là người tốt phải được đền trả xứng đáng dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. Nếu người trần không hiểu được chiếc bóng âm thầm, lặng lẽ mà oan nghiệt kia thì thần tiên linh diệu sẽ giải oan cho chiếc bóng, rửa nỗi khổ đau cho con người... Đấy là đại ý, là cảm hứng toát ra từ câu chuyện và cũng là những lớp nghĩa hàm ẩn mà chúng ta có thể đọc - hiểu và suy ngẫm được. Những giá trị nội dung hiện thực và lãng mạn đó của tác phẩm được biểu hiện trong số phận, phẩm chất, tính cách các nhân vật.
Nhân vật thứ nhất: nàng Vũ Nương. Đó là một người vợ đoan chính, một nàng dâu thảo hiền, một người mẹ rất mực thương con, vậy mà bị hàm oan, rơi vào đau khổ, bế tắc. Kể về phẩm chất và bi kịch của Vũ Nương, tác giả đặt nhân vật vào những tình huống, sự việc, chi tiết cụ thể. Tinh huống thứ nhất: trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng biết rõ chồng có tính đa nghi nên đã "giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chổng phải đến thất hoà", mâu thuẫn. Nàng vốn tính thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, nhưng không được sống cảnh hạnh phúc gia đình yên ấm lâu dài. Nước nhà có biến, vợ chổng nàng phải tạm xa nhau. Tình huống thứ hai : khi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã cư xử rất đúng mực, chân tình. Nàng rót chén rượu đầy và nói những lời đưa tiễn, dặn dò ngọt ngào, nồng đượm một tình yêu chung thuỷ: "Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường...". Như vậy, điêu mơ ước lớn lao nhất của Vũ Nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia đình yên ấm. Biết chồng dấn thân nơi trận mạc, nàng rất xót thương và lo lắng. Còn phận người vợ ở nhà, Vũ Nương bày tỏ nỗi khắc khoải, nhớ nhung da diết bằng những lời nói ân tình, ai nghe mà không xúc động : "Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình...". Đúng là lời nói, cách nói của một người thuỳ mị, dịu dàng, từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu đối xứng, khoan hoà như nhịp đập của trái tim vậy. Trái tim ấy giàu tình yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, đáng trân trọng biết bao. Tình huống thứ ba : Trong những ngày tháng xa chồng, tình cảm và việc làm của Vũ Nương đáng trân trọng hơn. Một mình nàng phải đảm đương mọi việc trong gia đình. Một mình nàng chia sẻ tình cảm yêu thương với tất cả mọi người trong nhà. Với chồng, "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Nàng vừa thương chồng vừa nhớ chồng, thương và đau buồn cho chính mình phải cô đơn vò võ. Với con, đứa bé ra đời khi cha nó vừa đi xa, nàng cũng yêu thương da diết. Nàng đã tìm mọi cách để nuôi dạy, chăm sóc và an ủi để con khỏi thấy trống vắng khi không có cha bên cạnh. Còn với mẹ chồng, Vũ Nương thật xứng đáng là nàng dâu hiền thảo. Bà cụ ốm "Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Tinh thương yêu chân thành và việc làm nhân hậu ấy của Vũ Nương khiến bà mẹ chồng vô cùng mến thương, cảm động. Trước khi qua đời, cụ đã trăng trối lại với nàng : "Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Những lời nói chân tình như trên của bà mẹ chổng đã chứng minh tình nghĩa mẹ chồng - nàng dâu của Vũ Nương tốt đẹp biết bao, vượt lên trên thói đời. Có thể nói, trong ba tư cách : một người vợ, một người con, một người mẹ, nàng Vũ Nương đã nêu cao phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam đảm đang giàu tình thương, thuỷ chung, vô cùng nhân hậu, đáng được ngợi ca, đáng được đển ơn, đáp nghĩa.
Nhưng, con người đức hạnh ấy đã bị hàm oan, bị nghi ngờ, ruồng rẫy. Tinh huống thứ tư của câu chuyện kể rõ cái bi kịch và nỗi đau khổ ấy của Vũ Nương. Sau khi kể lướt qua sự việc Trương Sinh nghe lời đứa con nói "thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến...", rồi vể nhà la mắng vợ, tỏ thái độ nghi ngờ, đánh đập vợ, nhà văn tập trung bút lực ghi lại những lời nói, lời giãi bày, thanh minh của Vũ Nương, đẩy mâu thuẫn của truyện đến đỉnh điểm, tô đậm thêm số phận và tính cách nhân vật.
Lời nói thứ nhất: Vũ Nương nói trong nước mắt, vừa khóc vừa nói : "Thiếp vốn con kẻ khó... Sum họp chưa thoả tình... Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết..., ngõ liễu tường hoa chưa hẻ bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ...". Vũ Nương nói vậy để chồng hiểu bản chất tốt đẹp của mình, tình cảm đơn chiếc và khẳng định tấm lòng chung thuỷ, trong trắng của mình. Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn lại hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
Lời nói thứ hai: Vũ Nương nói trong tâm trạng "bất đắc dĩ", mà không thể chịu đựng, không thể cầm lòng được. Nàng nói lên nỗi thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử tàn nhẫn, bị "mắng nhiếc... đánh đuổi đi", không có quyền được tự bảo vệ, được thanh minh. Ngay cả khi có "Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho", nàng cũng vẫn bị dồn tới chỗ đơn độc. Hạnh phúc gia đình, niềm khao khát được hưởng "thú vui nghi gia nghi thất" dường như đã tan vỡ. Tinh yêu thương, lòng tin không còn nữa. Tất cả đã "bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió...". Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá như núi vọng phu cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa... Chỉ một đoạn văn ngắn mà tác giả vẽ nên bao nhiêu hình ảnh thiên nhiên với bao nhiêu nét biểu hiện của những mất mát đáng tiếc, những cái chết vô cùng xót xa. Nào là "bình rơi trâm gãy", nào là "sen rũ", "liễu tàn..." và "khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa...". Nhà vãn đã mượn thiên nhiên để biểu hiện tâm trạng con người theo phong cách ước lộ của văn chương trung đại. Ngôn từ, nhịp điệu của hai câu vãn ấy ngân nga, tượng hình, biểu cảm, làm xúc động tâm hồn bạn đọc chúng ta.
Xúc động nhất là khi nghe lời than thở của Vũ Nương bên bờ sông Hoàng Giang. Nàng không nói mà "than", không than thở vơi chồng, với con người nữa mà "ngửa mặt lên trời", than với trời, giãi bày tấm lòng và phẩm hạnh của mình với vũ trụ bao la. Vũ Nương đau đớn hiểu rằng cuộc hôn nhân, hạnh phúc gia đình của nàng không thể hàn gắn được. Thất vọng đến tột cùng, chán chường cũng đến tột độ. Nhưng nàng vẫn "tắm gội chay sạch", vẫn giữ gìn bảo vệ hình hài tư dung đẹp đẽ để gặp gỡ dòng sông quê hương, để tâm sự với trời đất: "Kẻ bạc mệnh này... thần sông có linh, xin ngài chứng giám". Lời than ấy chính là lời nguyển. Vũ Nương nêu lên hai giả định về kiếp sau của mình bằng những hình ảnh đối lập : "ngọc Mị Nương", "cỏ Ngu mĩ" và "mồi cho cá tôm... cơm cho diều quạ". Tuy giả định hai khả năng về phẩm giá của mình, nhưng thực chất Vũ Nương khẳng định trước sau, khi sống cũng như khi chết mình vẫn luôn là một con người chân chính, một người vợ đoan trang chung thuỷ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông, tự vẫn... Hành động này của Vũ Nương thật là quyết liệt, đẩy câu chuyện đến độ cao trào, đầy kịch tính. Vũ Nương tìm đến cái chết vừa để bảo toàn danh dự vừa để đấu tranh phê phán người chồng cả ghen, thiếu niềm tin trong quan hệ vợ chồng. Đó cũng là một hành động bế tắc, đau khổ của một kiếp người đơn độc theo cách ứng xử của người xưa. Còn ngày nay, nếu ai đó bị rơi vào hoàn cảnh éo le tương tự, chắc sẽ không như Vũ Nương, tìm đến cái chết tuyệt vọng mà sẽ bình tĩnh, kiên trì tìm mọi cách - bằng lời nói, bằng việc làm cụ thể... để tự bảo vệ, minh oan cho mình, chống lại tất cả những gì bất công, phi lí, độc đoán, nhẫn tâm... Dù sao thì Vũ Nương, người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến ấy cũng rất đáng thương, đáng trân trọng. Với nàng, không còn con đường nào khác. Nàng đã hành động quyết liệt nhất sau bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu giãi bày, đấu tranh và... van nài.
Có thể nói Vũ Nương là một phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu thảo thờ kính mẹ chồng, một dạ thuỷ chung với chồng, hết mực thương con, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một con người như thế, đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà phải đối mặt với biết bao oan uổng, đau đớn rồi lại phải chết một cách lặng lẽ, bi thương. Khắc hoạ một nhân vật vừa có phẩm hạnh mang, tính đạo đức truyền thống Việt Nam, vừa phải chịu những đau khổ khá tiêu biểu cho biết bao phụ nữ nước ta thời xưa, nhà văn Nguyễn Dữ biểu hiện tấm lòng trân trọng và xót thương sâu sắc. Mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ, câu văn dành cho nhân vật đéu đậm đà cảm hứng nhân văn, lay động tâm hồn bạn đọc chúng ta.
Nhân vật thứ hai : Trương Sinh. Nếu Vũ Nương là một chân dung có nhiều nét đẹp, thì Trương Sinh là một hình ảnh của con người mang nhiều tính xấu. Ngay vào đầu câu chuyện, nhà văn đã kể : "Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức... tuy con nhà hào phú nhưng không có học...". Nhân vật hiện lên với vài nét phác thảo như thế cũng đủ bộc lộ tính cách con người.
Sau ba năm ở quân ngũ về, tính cách của Trương Sinh bộc lộ rõ dần. Vừa vế tới nhà biết mẹ đã qua đời, Trương Sinh mang tâm trạng nặng nề. Chàng nói "mẹ đã qua đời, con vừa học nói... Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lám rồi". Nỗi lòng ấy của Trương Sinh đáng được thông cảm. Nếu là người giàu tình thương, biết thương mẹ, thương con, hẳn chàng cũng biết thương vợ và cảm thông những nỗi vất vả của vợ trong ba năm mình xa nhà. Nhưng éo le thay, chàng lại phải đối mặt với một sự việc không bình thường. Đó là câu chuyện của hai cha con khi viếng mộ bà mẹ. Lời của dứa trẻ lên ba hồn nhiên, ngây thơ đã kích động tính đa nghi, thói ghen tuông trong lòng Trương Sinh. Lời nói được tách làm hai phẩn nêu những thông tin mập mờ, đáng suy nghĩ. "Thế ra ông cũng là cha tôi ư ?". Thoạt đầu đứa trẻ ngạc nhiên thấy mình có hai người cha, một người cha cũ và một người cha mới. Sau đó, đứa trẻ kể về người cha mà nó từng biết. Đó là một người "chỉ nín thin thít... một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Chao ôi, toàn là những dữ liệu đáng ngờ ! Tuy chỉ là lời thỏ thẻ của trẻ lên ba nhưng sao nó chân thật làm vậy. Tục ngữ cổ xưa từng đúc kết kinh nghiệm "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Thế là vốn sẵn tính đa nghi, hay ghen, lại đang trong tâm trạng buồn khổ, Trương Sinh đã "đinh ninh là vợ hư". Chàng "đinh ninh", nghĩa là đã khẳng định điều mình nghe được là chính xác, khẳng định rằng vợ mình không chung thuỷ, đã hư đốn, đã phản bội mình. Đó là cách suy nghĩ vội vàng, một chiều của con người vốn độc đoán.
Từ sự suy nghĩ ấy, Trương Sinh đã xử sự hồ đồ. Chàng không bình tĩnh để phán đoán, phân tích lời đứa con nói, cũng không thẳng thắn, hỏi han, hoặc "chất vấn", thậm chí có thể theo dõi hành động, thái độ của vợ... Trái lại, chàng đã không chịu nghe những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng không để cho vợ có cơ hội giãi bày, giảng giải, minh oan. Nút của câu chuyện mỗi lúc thêm căng thẳng. Đỉnh điểm là thái độ và hành động của Trương Sinh. Chàng trở thành kẻ vũ phu, thô bạo "mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi". Thế là bi kịch đã xảy ra. Vũ Nương bị đẩy đến cái chết oan nghiệt. Trong những nguyên nhân của cái chết ấy có bàn tay của
Trương Sinh. Chàng chính là người đã bức tử người vợ đáng yêu đáng quý nhất của mình. Chỉ đến khi còn lại hai cha con vò võ một mình, đối mặt với cái bóng của chính mình - cái bóng oan khiên, chàng mới thấu tỏ nỗi oan tình của vợ. Hạnh phúc đã tan vỡ. Lỗi lầm của chàng không sao sửa nổi!
Như vậy, nhân vật Trương Sinh tiêu biểu cho những người đàn ông nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa, cũng là biểu tượng cho tất cả những ai trong cõi đời này mang thói ghen tuông vô cớ, sống không có niềm tin, lại vũ phu, tàn nhẫn,... Nhân vật có ý nghĩa phê phán nghiêm khắc xã hội, đồng thời cảnh tỉnh con người trong cuộc sống xưa cũng như ngày nay.
Ngoài bi kịch của hai nhân vật chính trong câu chuyện, tác phẩm còn kể thêm phần "Truyền kì", mang tính lãng mạn, kì ảo, khá thú vị. Điều đáng nói là ý nghĩa của những yếu tố truyền kì ấy. Trước hết, nó hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự. Điều quan trọng hơn là những yếu tố truyền kì ấy đem lại cho tác phẩm một cách kết truyện có hậu. Nó như khúc vĩ thanh trong bản nhạc để ngân lên những ước mơ ngàn đời của nhân dãn ta rằng cuộc đời luôn công bằng, người tốt dù trải bao oan khuất, cuối cùng sẽ được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng... Nhờ đoạn vĩ thanh truyền kì này, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương vợi đi phần nào âm hưởng bi thương, đau đớn, để dánh thức trong lòng người đọc những niềm tin, những mong muốn tươi sáng, lạc quan.
Thể hiện những khía cạnh nội dung sâu rộng như trên, Chuyện người con gái Nam Xương đã đạt tới những đặc sắc nghệ thuật rất đáng trân trọng. Trước hết là cách dẫn dắt tình huống, sự việc, chi tiết của truyện. Tất cả mọi diễn biến tính cách, số phận nhân vật xoay quanh hình ảnh "cái bóng". Cái bóng ấy không xuất hiện ở phần đầu, phần giữa, cũng không được miêu tả nhiều lần - trong dời thực của hai mẹ con Vũ Nương nó từng hiên lên hàng đêm - mà I1Ó xuất hiện ở cuối tác phẩm, chỉ một lần duy nhất, lại là cái bóng của chính Trương Sinh. Nhờ tài sắp xếp chi tiết như thế của nhà văn mà câu chuyện trở nên hồi hộp, hấp dẫn, kịch tính mỗi lúc một căng thẳng, khiến người đọc không thể buông rời trang sách. Cái bọng oan nghiệt biết bao, cái bóng thắt buộc và cũng mở gỡ tài tình biết bao. Cùng với nghê thuật dẫn dắt tình tiết câu chuyện, nhà văn đã khắc hoạ nhân vật, nhất là nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh và bé Đản.
Các nhân vật hiện lên với lời nói, việc làm, cử chỉ bộc lộ sự diễn biến tàm trạng tính cách khá lô gích, chặt chẽ. Thêm nữa, lời kể, giọng văn và những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tuy có phần ước lệ, nhưng vẫn sinh động, chất hiện thực lãng mạn hài hoà, biểu ý và biểu cảm kết hợp nhuần nhị.
Tóm lại, Chuyện người con gái Nam Xương khẳng định nét đẹp tâm hồn mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế đô phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, khắc hoạ nhân vật, kết hợp tự sự, trữ tình và kịch, kết hợp ngòi bút hiện thực và lãng mạn. Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm đẫm cảm hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng, về quan hệ giữa người với người. Đó là một áng "Thiên cổ kì bút", đáng tìm hiểu và suy ngẫm...