Soạn bài Búp bê của ai ?

Thứ sáu , 31/03/2017, 10:50 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT LỚP 4 SOẠN BÀI BÚP BÊ CỦA AI?

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh và đoán xem bức tranh vẽ gì (SGK/63)

Gợi ý:

Bức tranh vẽ chú bé Đất đứng trên bờ nhìn thấy hai người bột bị lật thuyền, rơi xuống nước.

 

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A:

  A

 B

 a) Buồn tênh

 1) không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi

 b) Hoảng hốt

 2) buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó

 c) Nhũn

 3) đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ

 d) Se

 4) ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè

 e) Cộc tuếch

 5) quá mềm, gần như bị nhão ra

Đáp án: a - 2; b - 3; c - 5; d - 1; e - 4

 

5. Thảo luận để tìm hiểu chú bé Đất đã trở thành người hữu ích như thế nào.

1) Kể lại tai nạn của hai người bột:

Đọc thầm đoạn 1, 2, thay nhau kể lại theo gợi ý:

- Hai người bột sống ở đâu?

- Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa đi đâu?

- Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa bị chuột lừa như thế nào?

- Thuyền bị lật, hai người bột bị làm sao?

2) Kể lại việc chú Đất Nung cứu hai người bột:

Đọc đoạn 3, thảo luận, trả lời các câu hỏi:

- Đất Nung dã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?

- Theo em, câu nói của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

- Có thể đặt tên nào khác cho câu chuyện?

Gợi ý:

1) Hai người bột sống trong lọ thủy tinh. Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa, bị chuột lừa mất ngựa. Hai người chạy trốn. Thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

2) - Đất Nung nhảy xuống con ngòi, vớt hai người bột lên phơi nắng cho se bột lại.

- Đất Nung có thế nhảy xuống nước vì đã được nung trong lửa.

- Con người không được rèn luyện và thử thách sẽ không làm được gì cả.

- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Dựa vào câu chuyện “Búp bê của ai”, tìm lời thuyết minh dưới tranh phù hợp với mỗi bức tranh sau (SGK/66)

a) Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.

b) Cô bé may váy mới cho búp bê.

c) Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

d) Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

e) Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng nên tủi thân khóc

g) Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

Đápn án: Tranh 1 - e; Tranh 2 - c; Tranh 3 - a; Tranh 4 - g; Tranh 5 - b; Tranh 6 - d

 

4. Tìm hiểu Thế nào là miêu tả?

a) Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

(Trần Hoài Dương)

b) Viết vào phiếu học tập những điều em hình dung được về các sự vật theo lời miêu tả:

c) Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

- Để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sồi, cây cơm nguội, tác giả quan sát bằng giác quan nào?

- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng những giác quan nào?

Gợi ý:

a) Cây sồi lá sồi, cây cơm nguội, những chiếc lá, lạch nước, tảng đá, gốc cây.

b)

c) - Tác giả quan sát bằng mắt để tả màu sắc, hình dáng, chuyển động của lá cây sồi, cây cơm nguội.

- Tác giả quan sát bằng tai đế tả chuyển động của dòng nước.

 

5. Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung

Đọc thầm Chú Đất Nung (phần 1), tìm những câu văn miêu tả trong truyện rồi viết vào bảng nhóm.

Gợi ý:

Những câu văn miêu tả: “Đó là một... lầu son”, “Chắt còn ... chăn trâu”.

 

6. Tập viết câu văn miêu tả:

- Em đọc đoạn trích bài thơ “Mưa” (SGK/68, 69)

- Chọn một hình ảnh em thích trong bài

M: Hình ảnh: sấm ghé xuống sân khanh khách cười

Câu văn: Thế là ông sấm ghé xuống sân. Ông cất tiếng cười khanh khách.

Gợi ý:

• Hình ảnh: Chớp rạch ngang trời khô khốc.

Câu văn: Dưới bầu trời đen sẫm, không gian trắng xóa, từng rạch chớp như đang xé trong bầu trời bằng nhừng tiếng gầm dừ dội.

Hình ảnh: Bố em đi cày về, đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa.

Câu văn: Con trâu đi trước, chiếc cày trên vai, bố đội mưa vượt gió xông pha trong trận mưa sấm chớp.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân chơi trò chơi Ai tài quan sát?

- Một người nêu tên một sự vật. M: trăng

- Người tiếp theo gọi tên một hành động quan sát hoặc tên một đặc điểm (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thây, sờ thấy hoặc màu sắc, hình dáng, có tiếng, có mùi, có vị).

M: nhìn thấy.

- Người thứ ba nêu kết quả quan sát được.

M: sáng vằng vặc

Gợi ý:

Biển -> nhìn thấy -> Biển xanh mênh mông

Thác -> nghe thấy -> Thác réo ầm ầm

Hoa hồng -> ngửi thấy -> Hoa hồng thơm ngây ngất

Thân chuối -> sờ thấy -> Thân cây chuối mát rượi

bup be cua ai