Ôn Tập 3 Tiếng Việt Lớp 3 Cuối Kì 2

Thứ ba , 21/03/2017, 17:20 GMT+7
     

ÔN TẬP 3 TIẾNG VIỆT LỚP 3 CUỐI KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

3. Thi tìm nhanh các từ về chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc” và “Sáng tạo”.

Thảo luận, ghi vào bảng nhóm các từ phù hợp theo mẫu:

 Bảo vệ Tổ quốc 

 - Từ cùng nghĩa với Tổ quốc: non sông,...

 - Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tố quốc: tuần tra,...

 Sáng tạo

 - Từ ngữ chỉ trí thức: giáo sư,...

 - Từ ngừ chỉ hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học,...

Gợi ý:

Bảo vệ Tổ quốc:

- Từ cùng nghĩa với Tổ quốc: non sông, giang sơn, đất nước.

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: chiến đấu, tuần tra biên giới, bảo vệ vùng trời, bảo vệ vùng biển, canh gác.

Sáng tạo:

- Từ ngữ chỉ trí thức: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức: giảng dạy, khám và điều trị, thiết kế đồ án, thí nghiệm, nghiên cứu.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc thầm bài văn “Cây gạo” (SGK/112).

2. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng.

1) Mục đích chính của bài văn là tả sự vật nào?

a) Tả cây gạo.

b) Tả chim.

c) Tả cả cây gạo và chim.

2) Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a) Vào mùa hoa.

b) Vào mùa xuân.

c) Vào 2 mùa kế tiếp.

3) Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a) 1 hình ảnh.

b) 2 hình ảnh.

c) 3 hình ảnh.

4) Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hoá?

a) Chỉ có cây gạo được nhân hoá.

b) Chỉ có cây gạo và chim được nhân hoá.

c) Cả cây gạo, chim chóc và con dò đều được nhân hoá.

5) Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào?

a) Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b) Gọi cây gạo bằng một từ vốn để gọi người.

c) Nói với cây gạo như nói với người.

Đáp án: Ý trả lời đúng:

1. a;   2. c;   3. c;   4. b;   5. a. 

 

3. Viết vào vở đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem.

Tham khảo bài làm tại đây:

 https://hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-tran-thi-dau-the-thao-35-2622.html