Tả con gà mái
Tập làm văn lớp 5: Hãy tả một con vật mà em yêu thích
Bài làm tả con gà mái
Nhà em có nuôi một chị gà mái. Gà mái hay đẻ trứng cho nhà em và em rất thích chị.
Chị gà mái nhà em to bằng cái ấm nước, nặng chừng hai ki-lô-gam. Chị có bộ lông bên ngoài rất đẹp. Bên trong lại có lông tơ đổ cho ấm. Chị gà mái này có cặp chân to, đẹp và khoẻ, mang những móng sắc dùng để bới giun rất tiện. Mào của gà mái đỏ tươi và xinh xắn, ai nhìn thấy cũng phải thích. Đôi cánh của chị ta màu vàng sẫm. Đuôi có chùm lông cong cong mượt mà. Mắt gà mái ban ngày nhìn tinh và sáng như hai hòn ngọc nhỏ. Buổi trưa, chị gà mái nhảy lên ổ và phải nằm ổ cả nửa tiếng mới rặn ra được quả trứng vẻ khó nhọc lắm. Đẻ được trứng, chị ta há to cái mỏ kêu “Cục tác! Cục tác! ”. Khi thấy người trong nhà ra lấy trứng, chị mới thôi kêu.
Riêng em, em rất khoái chị gà mái. Em thường cho gà ăn và ngồi ngắm chị, nghe mỏ gà gõ “Cốc! Cốc! ” trên máng.
Từ hôm có chị gà mái, gia đình em được mấy lứa gà con và còn có thêm hai, ba chục trứng nữa.
Phạm Ngục Long - Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhận xét của giáo viên:
1. Những ưu điểm cần học tập
Bài văn có trình tự miêu tà hợp lý: tả từ hình dáng bên ngoài tới tả hoạt động của chị gà mái.
Nhờ quan sát một cách kỹ càng, Ngọc Long đã thu được những chi tiết cụ thể, chân thực về các bộ phận cùa gà mái (như kích thước, khối lượng, bộ lông, cặp chân, móng, đôi cánh, đuôi, mắt). Cách so sánh “Mắt gà mái ban ngày nhìn tinh và sáng như hai hòn ngọc nhỏ ” khá thú vị.
Bạn cũng miêu tả được đôi nét về hoạt động đẻ trứng của gà mái.
2. Những hạn chế cần rút kinh nghiệm
- Phần tả hình dáng cùa chị gà mái chưa thật hấp dẫn, sinh động
- Bạn miêu tả hoạt động của chị gà mái còn sơ sài, đặc biệt chưa tả kỹ hoạt động đẻ trứng của gà.t
Bài luyện tập:
1. Thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá để các câu văn sau được hấp dẫn, sinh động hơn.
Chị có bộ lông bên ngoài rắt đẹp. Bên trong lại có lông tơ để cho ấm. Chị gà mái này có cặp chân to đẹp và khoẻ, mang những móng sắc dùng để bới giun rất tiện.
2. Tách phần thân bài ra thành hai đoạn văn (một đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của gà mái, một đoạn văn tả hoạt động cùa gà mái) và viết lại đoạn văn tả hoạt động đẻ trứng của gà mái cho cụ thể và hay hơn.
3. Viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn trên.