Soạn bài Cách nối các vế câu ghép, kết bài trong bài văn tả người

Thứ ba , 07/03/2017, 08:23 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Ai tài lắp ghép?

Hai bạn chơi, bạn thứ nhất nói một vế câu ghép, bạn thứ hai nói vế câu tiếp theo rồi đổi lượt.

M: Bạn A: Dù trời mưa to. Bạn B: Tôi vẫn về quê thăm ông bà.

Gợi ý:

Bạn A: Nhờ bạn bè giúp đỡ

Bạn B: Hà đã có tiến bộ trong học tập.

Bạn B: Dù con đưừng còn xa

Bạn A: Rùa vần cố gắng để về đến đích. 

 

2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép.

1) Làm bài tập trong phiếu học tập dưới đây (SGK/19, 20)

2) Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào?

Gợi ý:

1) a) Dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép.

b) Khoanh tròn những từ hoặc dấu câu nối các vế câu.

- Súng kíp của ta mới bắn một phát/(thì) súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn(,)/ trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

(Theo HÀ VĂN CÂU - VŨ ĐÌNH PHÒNG)

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn (:) / hôm nay tôi đi học.

(THANH TỊNII)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre (;)/ đây là mái đình cong cong (;) / kia nữa là sân phơi.

 

2) Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng nhừng từ có tác dụng nối và dùng dấu câu để nối trực tiếp. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm các câu ghép có trong 3 đoạn văn sau và ghi vào báng nhóm theo mẫu (SGK/21)

a) (1) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đó thắm thả xuông dòng nước. (2) Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sần từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. (3) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

(TRẦN HOÀI DƯƠNG)

b) (1) Anh bắt lấy thỏi thóp hồng như bắt lấy một con cá sông. (2) Dưới nhừng nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ây vùng vầy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (3) Nó nghiến răng ken két, nó cường lại anh, nó không chịu khuât phục.

(Theo NGUYÊN NGỌC)

c) (1) Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chơ đầy hàng hóa. (2) Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp nhừng cánh buồm lên ngược về xuôi.

(Theo BẢNG SƠN)

Gợi ý:

  Câu ghép

 Cách nối các vế câu

 a) Câu 3

 - Dấu phẩy

 - Từ rồi

 b) Câu 3

 - Dấu phẩy

 c) Câu 1

 - Từ nhưng

 

2. Viết vào vơ đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Gợi ý:

Lớp trưởng của em là một người dễ mến. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh anh, chiếc mũi cao nằm giữa đôi môi đỏ hồng.

Em rất quý bạn ấy. Bạn học giỏi nhưng rất khiêm nhường và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. 

 

4. Trong hai đoạn văn kết bài của bài văn tả người dưới đây, đoạn nào kết bài mơ rộng? Đoạn nào kết bài không mơ rộng? Hai đoạn Víăn có điểm nào giống và khác nhau?

a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉniệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em)

b) Nhìn bác Tư cần mần cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rât cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của nhừng người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng)

Gợi ý:

Đoạn kết bài a không mở rộng, đoạn kết bài b mở rộng. Hai đoạn văn có những điểm:

- Giống nhau: nêu tình cảm đối với người được tả.

- Khác nhau: nhận định thêm vai trò của người nông dân đối với xã hội. (kết bài b) 

 

5. Viết đoạn kết bài cho một trong các đề bài dưới đây theo hai cách: mở rộng và không mở rộng.

a) Tả một người thân trong gia đình em.

b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c) Tả một ca sĩ đang biếu diễn.

d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Gợi ý:

a) • Kết bài không mở rộng:

Em yêu quý mẹ vô cùng. Mẹ là tất cả của em.

Kết bài mở rộng:

Mẹ là tất cả của em. Người đã nuôi em khôn lớn, dạy dỗ em những điều hay lẽ phải, là cô giáo thứ hai của em ở nhà.

b) • Kết bài không mở rộng:

Em rất quý mến bạn Lan. Em cố gắng vun đắp tình cảm ngày càng bền chặt.

Kết bài mở rộng:

Bạn Lan không những là một người bạn tốt mà bạn ấy còn là một lớp trưởng gương mẫu. Một học sinh điển hình của toàn trường.

c) • Kết bài không mở rộng:

Em thầm cảm ơn sự cống hiến của cô đã mang đến cho em những phút thư giãn.

• Kết bài mở rộng:

Qua lời ca tiêng hát của cô, em cảm thây lòng mình thật dỗ chịu, thoải mái. Tình yêu quê hương đất nước của em càng được nhân lên cùng giọng hát ngọt ngào ấy.

d) • Kết bài không mở rộng:

Sau màn trình diễn cua chú Hoài Linh, em thật thích thú với niềm vui mãi lắng đọng.

Kết bài mở rộng:

Tiểu phẩm tuy ngắn nhưng đã để lại trong lòng khán thính giả những ấn tượng sâu sắc. Em cảm thấy rất vui vì nét diễn duyên dáng của chú; đồng thời, bản thân cũng rút ra được bài học về sự hiếu thuận.