Soạn bài Chàng gác rừng dũng cảm

Chủ nhật , 05/03/2017, 22:20 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CHÀNG GÁC RỪNG DŨNG CẢM

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát các bức ảnh ở dưới, trao đổi với các bạn (SK/41).

- Mỗi bức ảnh chụp cảnh gì?

- Dựa vào các bức ảnh để trả lời câu hỏi: Vì sao càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gây tác hại khủng khiếp hơn trước?

- Cần làm gì để hạn chế bớt bão lũ?

Gợi ý:

Ảnh 1: rừng cây um tùm.

Ảnh 2: rừng cây bị chặt phá.

Ảnh 3: rừng cây không còn, chỉ còn đồi trọc.

Ảnh 4: nước lũ tràn về tàn phá nhà cửa, ruộng vườn. 

 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Người gác rừng tí hon” (SGK/42, 43).

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

2) Những chi tiết nào cho thấy:

a) Bạn nhỏ rất thông minh.

b) Bạn nhỏ rất dũng cảm.

3) Trao đổi với các bạn để làm rõ những ý sau:

a) Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?

b) Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

Gợi ý:

1) Bạn nhỏ phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất; lần theo dấu chân, bạn thấy khoảng hơn chục cây to cộ bị chặt thành từng khúc dài và gần đó có tiếng người đang bàn bạc.

2) a) Khi phát hiện bọn trộm, bạn nhỏ lén chạy đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

    b) Chạy đi gọi điện thoại, phôi hợp với công an bắt bọn trộm gỗ. 

3) a) Bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá và có ý thức bảo vệ rừng.

 

    b) Em học được từ bạn nhỏ tinh thần trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với cái xấu.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ (SGK/44).

 

2. Trả lời câu hỏi:

a) “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

b) Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?

Gợi ý: Em dựa vào nội dung đoạn văn ở hoạt động 1 để nói tiếp câu tra lời ở dưới (SGK/44)

Gợi ý:

a) “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là nơi lưu giữ nhiều loại động vật và thực vật.

b) Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động vật, có thảm thực vật rất phong phú. 

 

3. Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập:

a) Hành động bảo vệ môi trường

b) Hành động phá hoại môi trường

M: trồng rừng

M: phá rừng

(phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rùng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã).

Gợi ý:

a) trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

b) phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. 

 

4. a) Chọn một cụm từ trong ngoặc ở hoạt động 3 làm đề tài, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

Gợi ý: Em có thể dựa vào các ảnh ở dưới để viết đoạn văn về hoạt động phủ xanh đồi trọc (SGK/45).

Gợi ý:

Tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Hiện tượng mưa lũ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của mọi người. Địa phương em tổ chức đợt trồng cây với quy mô lớn nhằm phủ xanh đồi trọc. Chỉ trong thời gian ngắn, rừng cây đã lên cao, tạo thành ngọn đồi xanh mướt. Đây là một giải pháp ngăn lũ vô cùng hiệu quả. 

 

6. Cùng chơi: Thi tìm từ ngữ chứa tiếng trong bảng (chọn a hoặc b). 

M: buột miệng / buộc lạt

Gợi ý:

a) - sâm sẩm, sâm cầm - xâm canh, xâm lược

- sương gió, sương thóc - xương máu, xương vai.

- say sưa, răng sưa - xa xưa, xưa nay.

- siêu âm, siêu nhiên - xiêu vẹo, xiêu lòng

b) - lạnh buốt, chải chuốt - mắm ruốc, cuốc cày.

- lướt thướt, mượt mà - cước phí, đánh cược.

 

- hiểu biết, khúc chiết — xanh biếc, đơn chiếc.

 

7. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b) (SGK/46, 47).

a) s hay x?

b) t hay c?

Gợi ý

a) Mặt trời lặn xucíng bờ ao.

Ngọn khói xanh lên, lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng

Theo TRẦN ĐĂNG KHOA

b) Thách anh trâu đấy

Đánh được sáo đen!

Anh quật đuôi lên

Sáo sà xuống đất

Anh quay sừng húc

Sáo lại lên lưng ...

Theo PHẠM HỔ

chang gac rung dung cam