Soạn bài Gương sáng người xưa

Thứ ba , 07/03/2017, 08:42 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát tranh minh họa cho nội dung bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi (SGK/23)

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Em biết gì về Trần Thủ Độ?

Gợi ý:

- Tranh vẽ cảnh một người quen với vợ của Trần Thủ Độ mang của cải đến nhà đút lót xin làm chức câu dương.

- Trần Thu Độ là trụ cột của triều Trần. Ông có công sáng lập nên nhà Trần. 

 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” (SGK/24)

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1. Khi có người muốn xin chức câu dương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

2. Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quản hiệu?

3. Khi biết có viên quan tâu với vua rang mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy Ông là người như thế nào?

Gợi ý:

1) Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đồng ý nhưng do quen biết với vợ ông nên phải chặt ngón chân để phân biệt với những người khác.

2) Trần Thủ Độ thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu vì người ấy ở chức thấp mà biết giữ phép nước.

3) Khi biết có người tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thương cho người nói thật.

4) Trần Thủ Độ là người công tâm, luôn đề cao kỉ cương và nghiêm khắc với bản thân. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân?

a) Người làm việc trong cơ quan nhà nước.

b) Người dân cùa một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đôi với đất nước.

c) Người lao động chân tay làm công ăn lương.

Đáp án:  b 

 

2. Xếp nhanh các the từ chứa tiếng công dưới đây vào 3 nhóm:

a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”.

b) Công có nghĩa là “không thiên vị”.

c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”.

Gợi ý:

a) công dân, công cộng, công chúng

b) công bằng, công lí, công minh, công tâm

c) công nhân, công nghiệp

 

3. Chọn ba từ dưới đâv dồng nghĩa với từ công dân và ghi vào vơ: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dàn tộc, dân, nông dân, công chúng.

Gợi ý:

nhân dân, dân chúng, dân tộc.

 

4. Vì sao không thế thay từ công dân trong càu nói dưới đây cúa nhân vật Thành hằng các từ đồng nghĩa em đã tìm ở bài tập 3?

Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mải mãi là dầy tớ cho người ta...

(Theo HÀ VĂN CẦỤ - VŨ ĐÌNH PHONG) - Viết câu trả lời cua em vào vờ.

Gợi ý:

Từ công dân có hàm ý là người dân của một nước độc lập, từ công dân có hàm ý trái nghĩa với từ nô lệ.

 

6. Chọn bài a hoặc b (SGK/28)

Gợi ý:

a) r, d hoặc gi phù hợp với mỗi chỗ trống trong câu chuyện sau:

Giữa cơn hoạn nạn

Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.

Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận bảo:

- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy? Anh chàng nọ trả lời:

- Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!

(TRUYỆN VUI DÂN GIAN)

 

b) Chọn o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp):

Cảnh rừng mùa đông

Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim  kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác,  đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

(Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG) 

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

2. Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện về thái sư Trần Thủ Độ.

Gợi ý:

Câu chuyện nêu gương Trần Thủ Độ, một người gương mẫu, cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

guong sang nguoi xua