Soạn bài Hoạt động tập thể

Thứ ba , 07/03/2017, 09:10 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Ai tài lắp ghép?

Hai nhóm chơi, một bạn ở nhóm A nói một vế câu có từ “nếu”, ví dụ: “Nếu tôi là bác sĩ”, một bạn ở nhóm B phải nói vế câu tiếp theo có từ “thì”, ví dụ “thì tôi sẽ chữa bệnh cho trẻ em nghèo không lấy tiền”.

Gợi ý:

A: Nếu ngày mai trời nắng đẹp

B: Thì lớp ta sẽ đi cắm trại.

B: Nêu chúng ta chăm chỉ

A: Thì cuối năm chúng ta sẽ có kết quả tốt. 

 

2. Tìm hiểu cách nôi các vê câu ghép bằng quan hệ từ.

1) Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và ghi lên bảng theo mẫu (SGK/36, 37)

2) Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?

Gợi ý:

1) 

  Câu ghép và các vế câu

 Từ và dấu câu dùng để nối các vế câu 

 Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở / một người nữa tiến vào.

 thì, dấu phẩy

 Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

 Lê-nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp rồi ngồi vào ghế cắt tóc.

 Tuy, nhưng

 

 dấu phẩy

2) Cách nối các vế câu ghép có khác nhau là: có thể nối bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết vào vở quan hệ từ hoặc quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép dưới đây:

a) Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công.

(HỒ CHÍ MINH)

b) Tuy rái cá là loài thú nhưng chúng bơi rất giỏi để săn bắt cá.

Gợi ý:

a) Nếu ... thì ...

b) Tuy ... nhưng ... 

 

2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chồ trống rồi viết lại các câu ghép vào vở (SGK/38).

Gợi ý:

a) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.

b) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?

c) Tuy vòi voi chỉ là một ống dài và thuôn nhưng nó biết làm nhiều việc khéo léo như một bàn tay. 

 

3. Kể những việc cần làm của một trong các hoạt động sau:

a) Lễ kết nạp đội viên mới.

b) Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em.

c) Hội thi Thiếu nhi kế chuyện Bác Hồ chào mừng sinh nhật Bác của trường em.

d) Buổi lao động chăm vườn hoa của lớp em.

Gợi ý:

Những việc cần làm của một hoạt động là:

Lập chương trình hoạt động nêu rõ mục đích, phân công cụ thể công việc cho từng người, thứ tự các công việc cần làm. 

 

4. Đọc câu chuyện “Một buổi sinh hoạt tập thể” (SGK/39) và trả lời câu hỏi:

1 ) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?

2) Để tổ chức buổi liên hoan, cần chuẩn bị những việc gì? Chủ tịch Hội đồng tự quản đã phân công như thế nào?

3) Hãy thuật lại diễn biến của buối liên hoan.

Gợi ý:

1) Các bạn trong lớp tồ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và tỏ lòng biết ơn thầy cô.

2) Để tổ chức buổi liên hoan, những việc phải làm là: chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả, thức ăn, trang trí lớp, làm báo tường, chuẩn bị chương trình văn nghệ. Chủ tịch Hội đồng tự quản đã phân công cụ thế cho từng bạn, từng nhóm.

3) Diễn biến của buổi liên hoan:

Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Lớp học được trang hoàng đẹp và đầm ấm. Thu Iiương dẫn chương trình rất có duyên. Tuấn Béo diễn kịch câm làm ai nấy cười rũ. Còn Huyền Phương, hằng ngày bẽn lẽn là thế, nhưng hôm đó kéo đàn thật sành điệu. Thầy chủ nhiệm rất cảm động, Thầy khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn rất tự nhiên, khen buổi sinh hoạt đã được tổ chức chu đáo. 

 

5. Hãy lập chương trình hoạt động liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp em vào một tờ giấy theo mẫu rồi dán lên trường lớp (SGK/40).

Gợi ý:

Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (Lớp 5/3)

I. Mục đích

- Chào mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

- Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.

II. Phân công chuẩn bị

- Mua hoa, bánh kẹo, mượn lọ hoa, chén đĩa, bày biện: Vy, Trinh và các bạn nữ ở Tổ 4.

- Trang trí lớp: Phong, Việt, Châu, Cường

- Ra báo tường: Minh Anh và Ban biên tập

- Dẫn chương trình: Minh Thư và các tiết mục.

+ Đơn ca: Lan Anh

+ Tốp ca: tổ 5, tổ 6 

+ Diễn kịch: tổ 1

III. Chương trình cụ thể

  STT 

 Thời gian

 Việc làm

 Người thực hiện

 1

 8 giờ

 Tuyên bố lí do

 Minh Thư

 2

 8 giờ 5 phút

 Phát biểu cảm nghĩ, nêu công ơn của thầy cô 

 Minh Trung

 3

 8 giờ 20 phút

 Tặng hoa chúc mừng cô

 Thủy Tiên

 4

 8 giờ 30 phút 

 Chụp ảnh, xem báo tường

 Tuấn Hùng chụp ảnh 

 5

 9 giờ

 Liên hoan văn nghệ

 

 6

 10 giờ

 Phát biểu, nhận xét

 Cô chủ nhiệm

 7

 10 giờ 15 phút 

 Tổng vệ sinh

 Cả lớp 


 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng người thân lập chương trình cho một hoạt động của gia đình (Ví dụ: tổ chức sinh nhật,...)

Gợi ý:

Chương trình sinh nhật lần thứ 70 của Bà ngoại

I. Mục đích:

- Sum họp gia đình

- Chúc thọ cho bà

II. Phân công chuẩn bị:

- Đi chợ: mẹ, dì

- Làm bếp: mẹ, chị

- Trang trí phòng ăn: bố, anh và em

- Mua bánh sinh nhật và chụp ảnh: ông và dượng

III. Chương trình cụ thể:

- Tuyên bố lí do

- Hát bài hát chúc mừng sinh nhật

- Thổi đèn, cắt bánh

- Con cháu mừng tuổi bà

- Cả nhà chụp ảnh lưu niệm

- Liên hoan

- Em và chi hát bài ca tự chọn.

hoat dong tap the