Soạn bài Hội làng

Thứ tư , 08/03/2017, 11:15 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI HỘI LÀNG

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi (SGK/134)

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống hay hiện đại?

- Những người trong tranh đang làm gì?

Gợi ý:

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống.

- Những người trong tranh đang tham gia hội thi thổi cơm. 

 

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A:

Đáp án: a - 3; b - 1; c - 2; d - 4

 

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

2) Viết các sự việc (được nêu trong ngoặc) vào ô trống trong phiếu sau cho đúng với trình tự của hội thi:

(a. vừa nấu cơm vừa di chuyển; b. chấm thi; c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng)

3) Trong các việc cần làm của hội thi, việc nào đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn, việc làm nào cần sự khéo léo?

4) Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

5) Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đôi với dân làng”?

Gợi ý:

1) Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

2) 1 - c —> 2 - a —> 3 - b

3) - Việc đòi hỏi sức khỏe và sự nhanh nhẹn: leo nhanh thoăn thoắt lên bốn cây chuối bôi mờ bóng nhầy để lấy nén hương xuống, vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước thối cơm.

- Việc làm cần sự khéo léo: cắm khéo cần tre vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ, tay giữ cần nấu cơm, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng, vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình.

4) Mỗi người một việc. Người lấy lửa, người vót thanh tre già thành đũa bỏng, người giã thóc, giần sàng thành gạo, người lấy nước.

5) Việc giật giải là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng và ăn ý của cả một tập thể. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Đọc đoạn trích trong truyện Thải sư Trần Thủ Độ dưới đây (SGK/137)

2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, viết tiếp vào bảng nhóm một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch “Giữ nghiêm phép nước” (SGK/137, 138)

Gợi ý:

Giữ nghiêm phép nước

(Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.)

 Trần Thủ Độ:

 - (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?

 Linh Từ Quốc Mẫu:

 - (Tấm tức) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

 Trần Thủ Độ:

 - Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tỏi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

 Linh Từ Quốc Mẫu:

 - Hôm nay, tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu. Ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

 Trần Thủ Độ:

 - Có chuyện thế à? Tên này quả là cả gan! Được, để ta cho giải hắn đến đây, hỏi cho ra lẽ. Quân đâu, mau giải tên quân hiệu ấy đến đây!

 Quân hiệu:

 - Bị chức xin ra mắt thái sư.

 Trần Thủ Độ:

 - Sáng nay, ngươi đã buộc người phụ nữ kia xuống kiệu, có phải không?

 Quân hiệu:

 - Bẩm thái sư, đúng như thế ạ!

 Trần Thủ Độ:

 - Ngươi có biết người đó là phu nhân của thái sư không?

 Quân hiệu:

 - Bẩm Thái sư, bị chức có biết ạ!

 Trần Thủ Độ:

 - Đã biết, tại sao ngươi còn dám buộc phu nhân phải xuống kiệu?

 Quân hiệu:

 - Bẩm thái sư, sáng nay, bị chức canh gác tại thềm cấm. Mọi người đều phải xuống kiệu thì mới được đi qua. Vì thế, dù biết đó là phu nhân của thái sư, bị chức vì phép nước đã phải mạo phạm. Xin thái sư minh xét!

 Trần Thủ Độ:

 - Ngươi ở chức thấp mà còn biết giữ phép nước như thế, lẽ nào ta lại không biết. Ta còn trách ngươi gì nữa.

 Quân! Hãy đem vàng, lụa ra đây đế ta thưởng cho viên quân hiệu này.

 

4. Chuẩn bị kể lại một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Gợi ý:

Tham khảo Truyện đọc lớp 5.

hoi lang