Soạn bài Liên kết câu bằng từ nối

Thứ tư , 08/03/2017, 11:16 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI LIÊN KẾT CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

Các nhóm nhận phiếu, thảo luận rồi chọn những từ ngữ trong ngoặc có thể dùng để thay thế từ in đậm trong phiếu (SGK/154)

(nhưng, tuy nhiên, do đó, vì thế, ngoài ra, vậy nên, mặt khác, chính vì thế, trái lại, đồng thời,...)

Gợi ý:

 Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cùng miêu tả giông nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phái tìm ra cái mới, cái riêng.

 (Theo Phạm Hổ)

Những từ ngữ có thể thay thế từ vì vậy: do đó, vì thế, vậy nên, chính vì thế. 

 

2. Tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.

So sánh hai câu văn ở hoạt động 1 với hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Khi quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

a) Đoạn văn nào thế hiện được rõ hơn sự liên kết giữa các câu? Vì sao?

b) Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể sử dụng những từ ngữ nào?

Gợi ý:

a) Đoạn văn ở hoạt động 1 thể hiện rõ hơn sự liên kết giữa các câu. Giữa hai câu trong đoạn văn có từ ngữ kết nối làm nổi bật ý ở câu thứ hai.

b) Ghi nhớ trang 155. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thảo luận và nêu tác dụng của mỗi từ ngừ được in đậm trong các đoạn văn sau (SGK/155)

- Từ ngữ nào có tác dựng kết nối các câu với nhau?

- Từ ngữ nào có tác dụng nối các đoạn văn với nhau?

Gợi ý:

- Từ Nhưng thứ nhất, từ Rồi, Rồi thì nối các câu với nhau.

- Vì thế, từ Nhưng thứ hai nối các đoạn văn với nhau. 

 

2. Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây (SGK/156)

Gợi ý:

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

- Bố viết được

- Vậy bố hãy tắt đèn đi và kí vào số liên lạc cho con.

(MINH CHÂU sưu tầm) 

 

3. a) Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.

Gợi ý:

a) Tả thân cây

Dừa là loại cây rất đặc biệt về công dụng; do đó, thân dừa cũng đặc biệt không kém.

Thân cây to như cột nhà và rất chắc chắn bơi bên trong là những thớ gỗ hình sợi bện chặt lại; vì thế người ta còn dùng thân cây để làm cầu bắc qua kênh.

Mặt khác, vỏ cây có những vết sẹo to, đều đặn do tàu lá để lại nên khi di chuyến không bị trơn trượt. 

 

4. Viết bài văn tả cây cối

Chọn một trong các đề bài sau:

1. Mỗi loài hoa đều có một vẻ riêng. Em hãy chọn một loài hoa mà em thích nhất và viết bài văn miêu tả để bạn em cũng thấy rằng loài hoa ấy thật là đẹp: https://hoctotnguvan.net/moi-loai-hoa-deu-co-mot-ve-rieng-em-hay-chon-mot-loai-hoa-ma-em-thich-nhat-va-viet-bai-van-mieu-ta-de-ban-em-cung-thay-rang-loai-hoa-ay-that-la-dep-33-2354.html

2. Tả một loại trái cây mà em thích: https://hoctotnguvan.net/ta-mot-loai-trai-cay-ma-em-thich-33-2355.html

3. Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nói với người thân lí do em chọn tả một bộ phận đó của cây, trong khi nói, chú ý sử dụng từ ngữ nối.

Gợi ý:

Em chọn tả thân cây dừa vì công dụng của nó. Đồng thời, em cũng rất thích hình ảnh nghiêng mình soi bóng cua cây trên mặt nước.

lien ket cau bang tu noi