Soạn bài Nét đẹp xưa và nay

Thứ tư , 08/03/2017, 11:15 GMT+7
     

 TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi (SGK/143)

- Mỗi bức tranh vẽ gì?

- Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

Gợi ý:

Thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:

+ Tranh 1: Một bạn nhỏ đang ôm con gà.

+ Tranh 2: Con gà trống với bộ lông sặc sỡ, dáng oai vệ đang chuẩn bị cất tiếng gáy.

+ Tranh 3: Các võ sĩ đang thi đấu vật.

+ Tranh 4: Đàn lợn con đang quây quần bên lợn mẹ có khoáy âm dương thật đẹp.

- Em thích bức tranh 1 nhất. Bạn nhỏ thật xinh xắn, thông minh ôm chú gà lông trắng thật ngộ nghĩnh. 

 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài “Tranh làng Hồ” (SGK/144)

 

5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.

2) Nêu những đặc điểm của kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ.

3) Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

4) Nêu lí do vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ.

5) Mỗi bạn chọn một đoạn mình thích và đọc trước nhóm, giải thích vì sao mình thích đoạn văn đó.

Gợi ý:

1) Đám cưới chuột, Chăn trâu thổi sáo, Cưỡi trâu thả diều, Chọi trâu, Gà đại cát, Hứng dừa.

2) Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc sắc. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bôp, cói chiêu, than của lá tre rụng mùa thu. Màu trắng làm từ vỏ sò điệp.

3) Tranh khắc lợn ráy có khoáy âm dương rất có duyên, tranh vẽ được đàn gà con tưng bừng bên gà mẹ, kĩ thuật trang trí tinh tế, màu trắng điệp là sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.

4) Người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.

5) Chọn đọc đoạn 3. Đoạn 3 nêu bật được kĩ thuật pha màu từ thiên nhiên vô cùng độc đáo. 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Tìm các tên riêng có trong đoạn trích sau và viết vào vở:

Đỉnh E-vơ-rét trong dây Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 mét này là Ét- mân Hin-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thổ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953.

(Theo TÂN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ)

Gợi ý:

Ê-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Ét-mân Hin-la-ri, Niu Di-lân, Ten-sinh No-rơ-gay.

 

3. Trao đổi về cách viết hoa các tên riêng trong đoạn trích.

Gợi ý:

Cách viết hoa tên riêng nước ngoài. 

 

4. a) Chọn câu ca dao / tục ngữ ở cột B nêu được truyền thông quý báu của dân tộc ta ở cột A.

b) Trao đổi về nội dung, ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ / ca dao.

Gợi ý:

a) a - 3; b - 4; c - 1; d - 2

b) (a) Lòng yêu nước căm thù giặc của toàn dân.

(b) Chăm chỉ lao động sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp.

(c) Nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết một lòng.

(d) Đề cao tinh thần tương thân tương ái, quan tâm chia sẻ.

 

5. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (SGK/147)

(thương, cầu kiều, khác giống, ăn cơm, cá ươn)

Gợi ý:

1) Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

2) Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

3) Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Cá không ăn muôi cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

5) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn cơm nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

net dep xua va nay