Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 5 Cuối Kì 2

Thứ năm , 09/03/2017, 13:56 GMT+7
     

ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI KÌ 2

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi: Giải ô chữ.

Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to (SGK/107)

a) Hàng ngang là những tiếng hoặc từ còn thiếu trong các câu sau:

(1) ... non dễ uốn.

(2) .... già măng mọc.

(3) ... lên ba, cả nhà học nói.

(4) Trẻ ... như búp trên cành.

(5) Trẻ em hôm nay, thế giới ngày ...

b) Ghi lại từ hàng học: ...

Gợi ý:

 

a) (1) Tre; (2) Tre; (3) Trẻ; (4) em; (5) mai;

 

b) TRẺ EM

 

2. Dưới đây là một câu chuyện em đã học từ lớp 3. Giả sử em là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp, em hãy viết biên bản cuộc họp ấy (SGK/108)

a) Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu giữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm và các thành viên tham gia.

b) Nội dung chính: Mục đích, tình hình hiện nay, cách giải quyết.

c) Kết thúc: Các thành viên kí tên vào biên bản.

Gợi ý: Cuộc họp của chữ ký

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quận .... ngày ... tháng ... năm ....

BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5A)

1. Thời gian, địa điểm

- Thời gian: 16 giờ, ngày ... tháng ... năm ...

- Địa điểm: lớp 5A, Trường Tiểu học ....

2. Thấnh viên tham dự: các chữ cái và dấu câu

3. Chủ tọa, thư kí

- Chú tọa: bác chữ A.

- Thư kí: chữ C.

4. Nội dung cuộc họp:

- Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết đặt dấu chấm câu.

- Mục đích: giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu. (Bác chữ A)

- Tình hình hiện nay: Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý dến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa. (Bác chữ A)

- Cách giải quyết, phân công việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phải đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này. (Bác chữ A)

- Tất cả thành viên tán thành ý kiến của chủ tọa.

- Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ 30 phút, ngày ... tháng ... năm ....

Người lập biên bản kí                                          Chủ toạ kí

 Chữ C                                                                Chữ A 

 

4. a) Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ (trích)” (SGK/109, 110)

b) Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.

M: Trẻ em đang nô đùa trên bãi biển. Các em vớt lên những vỏ ốc đủ hình thù sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời; áp vỏ ốc vào tai để nghe lời tâm sự của biển. Tiếng gió biển lùa qua vỏ ốc à à u u như ngàn cối xay lúa. (Đoạn văn dựa vào khổ thơ thứ tư).

c) Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy. (Em đọc khố thơ cuối cua bài thơ, tìm những câu thơ miêu tả cảnh chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan khác nhau. Chú ý xem những câu thơ ấy là sự cảm nhận của những giác quan nào).

Gợi ý:

b) Trẻ em vùng biển có nước da nâu bóng vì cả ngày ngâm mình dưới biển, tóc bết đầy nước mặn và khét màu râu bắp. Trên bãi biển mênh mông, các bạn ùa chạy bằng tất cả sức lực mà không cần tới đích. Chơi đùa thỏa thích, vài bạn vớt những vỏ ốc âm thanh bằng những cành củi khô, vốc những vốc nước biển lấp lánh ánh mặt trời trên đôi bàn tay bé xíu.

c) Tác giả quan sát bằng nhiều giác quan:

- Mắt thấy hoa xương rồng chói đỏ, những em bé da nâu tóc khét màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy, bầu trời tím, võng dừa đưa, những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ.

- Tai nghe tiếng hát của trẻ thả bò, lời ru, sóng thở, tràng chó sủa, tiếng bò bập đuôi.

- Mũi ngửi được mùi rơm nồng.

Em thích nhất hình ảnh buổi ban đêm của 4 dòng thơ cuối. Bằng các giác quan, tác giả đã vẽ lên một bức tranh ban đêm không có ánh đèn nhưng không tối. Một bức tranh vô cùng sống động với đủ hình ảnh, âm thanh và hương vị của một vùng biển thơ mộng. 

 

6. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 3-4 câu theo một trong các đề bài sau:

a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.

M: Đám trẻ chăn bò, bạn nào tóc cũng đỏ như râu ngô. Da các bạn đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh.

b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.

M: Chiều xuống. Mặt trời đằng tây đỏ như hòn lửa. Mặt biển màu tím sẫm, sóng vỗ rì rào. Xóm chài ẩn hiện sau hàng dừa đã thấp thoáng ánh đèn.

Gợi ý: 

b) Màn đêm buông xuống, bãi biển trở nên vắng lặng, yên tĩnh khác hẳn với cái vẻ náo nhiệt ban ngày. Mặt biển giờ không còn xanh thẳm mà được thay một màu đen, thỉnh thoảng lại lấp lánh ánh bạc của ngàn sao theo nhịp từng con sóng. Màn đêm phủ trùm lên vạn vật khiến mắt ta chẳng trông thấy gì chỉ có tiếng sóng rì rào, vỗ nhẹ vào bờ như một bản trường ca bất tận. Những con sóng đem làn nước biển mát lạnh, liếm nhẹ lên bàn chân cùng với những làn gió mát rượi mang theo hương vị mằn mặn của biển, vuốt ve khắp người tạo nên một cảm giác thật khoan thai, dễ chịu. Ban đêm, dạo chơi trên bãi biển tĩnh lặng quả là thú vị.