Soạn bài Cải tạo môi trường

Chủ nhật , 05/03/2017, 22:37 GMT+7
     

  TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Nói một câu về hai người bạn trong tranh dưới đây, trong câu có sử dụng quan hệ từ (SGK/54).

M: Bạn Tí cao bằng bạn Tèo.

Gợi ý:

Tí và Tèo là hai người bạn thân của nhau. 

 

2. Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau:

a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.

b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà con cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.

Gợi ý:

a) Nhờ ... mà ...

b) ... không những ... mà còn ... 

 

3. Chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì... nên... hoặc chẳng những... mà... (SGK/55).

Gợi ý: Em ghép hai câu trong mỗi đoạn thành một câu mới có nhiều vế:

- Một vế có vì..., một vế có nên...

Hoặc: - Một vế có chẳng những..., một vế có mà...

Đổi bài cho các bạn để kiểm tra kết quả.

Gợi ý:

a) Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như cồn Vành, cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, cồn Lu, cồn Mờ (Nam Định),... 

 

4. Nhận xét về hai đoạn văn ở dưới (SGK/56).

1) Cách sử dụng từ trong hai đoạn văn có gì khác nhau?

2) Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao?

Gợi ý:

1) Đoạn văn b có thêm một số quan hệ từ: Vì vậy, Cũng vì vậy, Vì.

2) Đoạn văn a hay hơn, tạo được tình huống bất ngờ cho người đọc.

Đoạn văn b có những câu văn nặng nề, luộm thuộm. 

 

5. Tập viết đoạn văn tả người.

Em dựa vào dàn ý đã lập ở bài 13B, phần Hoạt động thực hành 4, để viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.

Gợi ý

Năm nay, lớp em được học với cô giáo thật dễ mến và rất gần gũi với học sinh. Cô em khoảng bốn mươi tuổi.

Cô giáo có dáng thon thả, bước đi uyển chuyển trong chiếc áo dài thướt tha. Mái tóc đen óng, xoã ngang vai làm nổi bật khuôn mặt đầy đặn, cân đối.

Chiếc mũi thẳng nằm giữa đôi mắt to và đen láy của cô cùng đôi môi chúm chím luôn tươi cười, xinh đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Cô giảng bài tỉ mỉ, rõ ràng giúp chúng em nhanh chóng nắm được kiến thức mới. Em thích nhất khi được nhìn những ngón tay thon dài của cô ghi những lời nhận xét. Chữ viết của cô đẹp như rồng bay phượng múa. Nội dung nhận xét giúp em tự tin hơn trong học tập.

Lớp em thật hạnh phúc khi được học với cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để cô vui lòng.

cai tao moi truong