Soạn bài Những công dân dũng cảm
TIẾNG VIỆT 5 SOẠN BÀI NHỮNG CÔNG DÂN DŨNG CẢM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì (SGK/49).
Gợi ý:
Những người trong tranh ra sức cứu chữa cho người bán bánh giò có chiếc chân bằng gỗ. Người bán bánh giò đã dũng cảm xông vào lửa để cứu một em bé và những người trong căn nhà bị hỏa hoạn.
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngừ ở cột A:
Gợi ý:
a - 5; b - 4; c - 1; d - 2; e - 3
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1. Dám cháy xảy ra vào lúc nào?
2. Người dã dũng cảm cứu em bé lả ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
3. Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người dọc?
4. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
Gợi ý:
1. Đám cháy xảy ra vào lúc nửa dêm.
2. Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Anh là một thương binh bị mất hết một chân, hằng đêm đi bán bánh giò. Khi phát hiện đám cháy, anh đã báo động và dũng cảm xông vào lửa đỏ, xả thân cứu một gia đình.
3. Người đọc bất ngờ trước những chi tiết: phát hiện cái chân gỗ khi cấp cứu cho người đàn ông; phát hiện anh là thương binh khi tìm ra giấy tờ; ở góc tường có chiếc xe đạp nằm cạnh những chiếc bánh giò tung tóe thì biết người bán bánh giò hằng đêm là anh thương binh.
4. Trong cuộc sống, mỗi người đều có trách nhiệm cứu giúp người gặp nạn bằng tất cả khả năng của mình.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Lập chương trình cho một trong các hoạt động dưới đây (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức) rồi dán lên tường lớp: Khi xây dựng chương trình công tác cua liên đội trong năm học. Ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:
1) Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3).
2) Thi nghi thức Đội.
3) Làm vệ sinh nơi công cộng.
4) Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
5) Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.
Gợi ý:
Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai
I. Mục đích
- Hiểu tình hình lũ lụt ở các tỉnh miền Trung: thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân nơi đó.
- Nhận thức đúng: quyên góp ủng hộ là việc làm thể hiện tinh thần tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”.
- Có hành động ủng hộ thiết thực.
II. Các việc cụ thể - phân công:
- Họp lớp thông nhất nhận thức, quà ủng hộ: Chủ tịch Hội đồng chủ trì (CT)
- Lập ban chỉ huy (dự kiến): CT, Chi đội trương (CĐT), các tổ trưởng (TT)
- Nhận quà: TT của 4 tổ
- Đóng gói, chuyển quà: Ban chỉ huy (BCII)
III. Thứ tự các việc
1. Chiều thứ sáu (15/1): Họp thống nhất nhận thức, quà ủng hộ.
- Phát biểu ý kiên về tình hình, kêu gọi ủng hộ (CT, CĐT).
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà (CT: chủ trì. Thư kí: TT tố 4) Dự kiến quà: quần áo, đồ dùng học tập, sách vơ, tiền bỏ ống...
- Lập BCH
- Phân công
+ 4 TT thu quà theo loại (ghi tên, quà, số lượng) chuyển về BCH + BCH đóng gói, nộp lên trường
2. Sáng thứ hai (18/1): bắt đầu nhận quà TT tổ 1: sách, vở
TT tổ 2: nhận tiền
TT tố 3: nhận quà là quần áo, giày dép TT tổ 4: giấy bút, đồ dùng học sinh
3. Chiều thứ hai (18/1)
BCH nhận quà từ các TT, thống kê, đóng gói, nộp lên cho trường
2. Chọn một trong các đề bài sau để chuẩn bị kể chuyện:
Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhờ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa.
Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.