Bài 10: Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam

Thứ ba , 11/04/2017, 20:38 GMT+7
     

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 10

GIẢI BÀI TẬP KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM

A. Hoạt động cơ bản

1. Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

a) Em đã biết gì về khu vực Đông Nam Á?

b) Quan sát hình 2 (bài 9) phóng to, em hãy:

- Chỉ vị trí khu vực Đông Nam Á trên lược đồ. Từ vị trí đó, theo em Đông Nam Á có khí hậu như thế nào?

- Dựa vào màu sắc trên bản đồ, hãy nhận xét địa hình khu vực Đông Nam Á (đồng bằng hay núi và cao nguyên chiếm nhiều diện tích hơn).

- Cho biết đồng bằng của khu vực Đông Nam Á thường phân bố ở đâu?

Gợi ý:

a) Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, bao gồm bán đảo Trung An và nhiều đảo, quần đảo thuộc Thái Bình Dương.

b) - Khu vực Đông Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến Bắc và qua đường xích đạo) và giáp Thái Bình Dương nên có khí hậu gió mùa nóng ẩm.

- Địa hình khu vực Đông Nam Á phần lớn là núi và cao nguyên chiếm nhiều diện tích hơn.

- Đồng bằng của khu vực Đông Nam Á thường phân bố dọc các con sông lớn và vùng ven biển.

 

2. Tìm hiểu hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á

Đọc kĩ đoạn hội thoại dưới đây (SGK 11/67)

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Em hãy liên hệ ở Việt Nam, nêu tên một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á.

- Dựa vào điều kiện khí hậu và địa hình, hãy giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo.

Gợi ý:

- Một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á: mía, bông, thuôc lá, chè, hồ tiêu, cà phê, cao su.

- Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì cây lúa có nhu cầu về nước rất cao, nhiệt độ ẩm và cần bỏ nhiều công sức để chăm sóc cho cây phát triển. Những điều kiện đó rất phù hợp trên các đồng bằng châu thổ của khu vực Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới, dân cư tập trung đông đúc.

 

3. Khám phá đất nước Trung Quốc

a) Quan sát hình 5 (bài 9), hãy:

- Chỉ trên lược đồ và nêu vị trí đất nước Trung Quốc.

- Cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á.

- Đọc tên thủ đô của Trung Quốc.

b) Đọc thông tin sau (SGK 11/68).

c) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

- Kể tên một số sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc.

Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quô'c.

Gợi ý:

a) - Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á

- Thủ đô là Bắc Kinh.

c)

- Miền Đông Trung Quốc là các đồng bằng châu thổ màu mỡ, miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt.

- Một số sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc: tơ lụa, gốm, sứ, chè, hàng may mặc, đồ chơi.

Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Thiên An Môn, Sân vận động tổ chim, chùa Phật Ngọc, thung lũng Cửu Trại Câu.

 

4. Tìm hiểu hai nước Lào và Cam-pu-chia

a) Quan sát hình 5 (bài 9) hãy:

- Chỉ trên lược đồ và nêu vị trí hai nước Lào và Cam-pu-chia.

- Cho biết Lào và Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á.

- Đọc tên thủ đô của Lào và Cam-pu-chia.

b) Đọc bảng thông tin trang 69 SGK II.

Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu một số địa điểm du lịch ở Lào và Cam-pu-chia

Gợi ý:

a) - Hai nước Lào và Cam-pu-chia nằm ở khu vực Đông Nam Á.

- Tên thủ đô:

+ Lào: Viêng Chăn.

+ Cam-pu-chia: Phnôm Pênh.

- Lào: chùa That Luồng, chùa Mẹ, vườn Phật.

- Cam-pu-chia: đền Ăng-co-vát, Ăng-co Thom, chùa Vàng, chùa Bạc.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

a) Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.

a1. Đông Nam Á nằm ở phía đông châu Á.

a2. Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là đồng bằng màu mỡ.

a3. Đông Nam Á sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.

a4. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước Đông Nam Á.

a5. Trung Quốc, Lào, Thái Lan là ba nước láng giềng của Việt Nam.

b) Hãy viết những câu đúng vào vở.

Đáp án:

a) Những câu đúng: a3, a4.

Những câu sai: a1, a2, a5.

b) Viết vào vở các câu a3, a4.

 

2. Hoàn thành bảng sau (SGK 11/71)

a) Mỗi nhóm kẻ bảng sau vào giấy A4.

b) Cùng thảo luận và điền thông tin vào bảng.

Đáp án:

  Tên nước

 Thuộc khu vực 

 Tên thủ đô

 Sản phẩm nổi tiếng

 Địa điểm du lịch nổi tiếng 

 Trung Quốc

 Đông Á

 Bắc Kinh

 Tơ lụa, gốm, sứ, chè

 Vạn Lý Trường Thành

 Lào

 Đông Nam Á

 Viêng Chăn

 Quế, cánh kiến, gỗ, sa nhân

 Chùa Xiêng Thoong

 Cam-pu-chia 

 Đông Nam Á

 Phnôm Pênh

 Cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, cá nước ngọt 

 Ăng-co-vát

 

3. Chơi trò chơi: “Giải ô chữ”

a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng ô chữ (SGK 11/71)

b) Đọc và tìm từ thể hiện đúng nội dung của các câu sau rồi viết đáp án vào ô chữ.

1. Đây là tên 1 nước láng giềng ở phía tây Việt Nam. (9 chữ cái)

2. Đây là nơi thấp nhất của lãnh thổ Cam-pu-chia. (6 chữ cái)

3. Đây là một khu vực của Trung Quốc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt. (7 chữ cái)

4. Đây là tên một nước có số dân đông nhất thế giới. (9 chữ cái)

5. Đây là tên một ngôi đền cổ kính, nổi tiếng của Cam-pu-chia. (8 chữ cái)

c) Nhóm nào tìm đúng, nhanh nhất nội dung ô chữ hàng ngang và hàng dọc (màu cam) là nhóm thắng cuộc.

Đáp án:

b) Giải ô chữ

c) Châu Á.

 

C. Hoạt động ứng dụng

Hãy tìm hiểu và giới thiệu khu vực Đông Nam Á.

a) Kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á.

b) Em đã bao giờ nghe về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chưa? Hãy tìm hiểu thông tin về ASEAN.

Gợi ý

a) Các nước trong khu vực Đông Nam Á: Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi- an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po, Đông-Ti-mo.

b) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập năm 1967 để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Hằng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc họp chính thức để tăng cường hợp tác.

dia li lop 5 bai 10