Bài 10: Phong trào Tây Sơn và Vương triều Tây Sơn

Thứ hai , 03/04/2017, 08:55 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 10

GIẢI BÀI TẬP PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN (1771 -1802)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu mục đích tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786.

a) Đọc thông tin sau (SGK/34).

b) Thảo luận và thống nhất nội dung trả lời câu hỏi: Mục đích tiến công ra Bắc năm 1786 của nghĩa quân Tây Sơn là gì?

Gợi ý:

b) Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến công ra Bắc để lật độ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.

 

2. Tìm hiểu diễn biến và kết quả cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại sau (SGK/35).

b) Thảo luận và thống nhất trả lời các yêu cầu sau:

- Kể lại chiến thắng của quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

- Cuộc tiến công ra Bắc của quân Tây Sơn năm 1786 đạt được kết quả ra sao?

Gợi ý:

b) - Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long, chẳng mấy chốc đã đến Nam Dư. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Quân Tây Sơn băng băng tiến về kinh thành Thăng Long, đánh mạnh vào trận địa của quân Trịnh.

Trịnh Khải phất cờ lệnh thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến. Lợi dụng cơ hội ấy, quân Tây Sơn  bắn đạn lửa vào quân Trịnh. Phút chốc, quân Trịnh đại bại. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

- Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.

 

3. Tìm hiểu Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789.

a) Đọc đoạn văn sau kết hợp quan sát lược đồ (SGK/36).

b) Thống nhất nội dung cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn và tập trình bày trên lược đồ.

Gợi ý:

b) Cuộc tấn công thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn

- Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung kéo quân đến Tam Điệp, ăn Tết rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.

- Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu, quân ta chiếm được đồn Hà Hồi.

- Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta giao tranh dữ dội với quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi và đồn Đông Đa.

Đồn Ngọc Hồi bị mất, tàn quân Thanh bỏ chạy về phía Thăng Long bị quân ta phục kích tiêu diệt.

Tướng giặc ở đồn Đống Đa thắt cổ tự tử, tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng.

 

4. Tìm hiểu một số chính sách của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách ấy.

a) Đọc đoạn hội thoại sau (SGK/37).

c) Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập (SGK/38).

Gợi ý:

c)

PHIẾU HỌC TẬP

Điền thông tin về các chính sách của Quang Trung vào bảng sau:

 Lĩnh vực

 Nội dung các chính sách

 Nông nghiệp

 - Ban hành “Chiếu khuyến nông”.

 - Lệnh cho nông dân trở về quê cày cấy, khai phá đất hoang.

 Giao thương buôn bán 

 - Đúc tiền mới.

 - Mở cửa biển và cửa biên giới cho hàng hóa được tự do trao đổi trong và ngoài nước.

 Văn hóa, giáo dục

 - Ban bố “Chiếu lập học”.

 - Coi “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu”.

 - Lấy chữ Nôm là chữ quốc gia, dùng trong thi cử và thảo các sắc lệnh của nhà nước.

 

 

5. Đánh giá công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với sự nghiệp thống nhất, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Dựa vào những nội dung kiến thức đã học và hiểu biết của em, hãy cho biết những đóng góp của vị anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với dân tộc.

- Quan sát hình 2 và cho biết tại sao nhân dân ta dựng tượng đài, lập đền thờ,... Nguyễn Huệ - Quang Trung ở nhiều nơi.

Gợi ý:

- Những đóng góp của vị anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với dân tộc:

+ Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

+ Đánh bại quân xâm lược Xiêm (1785).

+ Đánh tan đại quân của nhà Thanh (1789), giữ vững nền độc lập dân tộc.

+ Ban hành nhiều chính sách tiến bộ đề xây dựng và phát triển đất nước.

- Nhân dân ta dựng tượng đài, lập đền thờ Nguyễn Huệ - Quang Trung để tưởng nhớ đến ông, ghi nhận công lao của vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Làm bài tập

1.1. Hãy liên hệ kiến thức đã học, giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa.

1.2. Nối ý ở cột A với ý ớ cột B cho phù hợp (ghi kết quả vào vở bằng cách ghi số và chừ cái trước mỗi ý).

   A

 B

 1. “Chiếu khuyến nông”

 a) Phát triển giáo dục

 2. Mở cửa biển, mở cửa biên giới

 b) Phát triển nông nghiệp

 3. “Chiếu lập học”

 c) Phát triển buôn bán

Gợi ý:

Làm bài tập

1.1. Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa để phát triển đất nước, đào tạo nhân tài.

1.2. Nối A với B.

1 - b; 2 - c; 3 - a

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và các bạn, em sưu tầm thêm một số thông tin về Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Gợi ý:

Nguyễn Huệ là em thứ hai trong gia đình có 3 anh em. Đặc điểm ngoại hình nổi trội: tóc xoăn, tiếng noi sang sảng như chuông, đôi mắt sáng như chớp. Ông là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu thắng đấy. Ông là một vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Tất cả những chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.

 

2. Em biết các trường học, đường phố hoặc xã, phường nào,... mang tên Nguyễn Huệ, Quang Trung, Đống Đa và các vị tướng của nghĩa quân Tây Sơn không? Em hãy kể cho các bạn biết.

Gợi ý:

Em biết

- Trường Nguyễn Huệ ở quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đường Nguyễn Huệ ở quận 1, đường Quang Trung ở quận Gò vấp.

- Quận Đống Đa ở Hà Nội.

- Đường Phan Huy Ích ở quận 12.

lich su lop 4 bai 10