Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn

Thứ hai , 03/04/2017, 08:55 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 11

GIẢI BÀI TẬP BUỔI ĐẦU THỜI NGUYỄN

(Từ năm 1802 đến năm 1858)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu những chính sách của các vua nhà Nguyễn.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại sau (SGK/43).

c) Dựa vào nội dung đoạn hội thoại, kết hợp quan sát hình 1, thảo luận và thống nhất trả lời các câu hỏi sau:

- Chính sách nào cho thấy các vua Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành với người khác?

- Các vua Nguyễn đã làm gì để bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại?

Gợi ý:

c) - Những chính sách cho thấy các vua Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành với người khác:

Nhà vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức Tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương. Vua quyết định mọi việc từ đặt luật pháp đến việc tổ chức các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc điều hành các quan đứng đầu tỉnh,...

- Để bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, các vua nhà Nguyễn cũng tăng cường xây dựng lực lượng quân đội gồm nhiều thứ quân, xây dựng thành trì vững chắc. Nhà Nguyên còn ban hành Bộ luật Gia Long để bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị những kẻ chống đối.

 

2. Khám phá quần thể cố đô Huế

a) Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ và các hình dưới đây (SGK/44, 45).

b) Cả nhóm thảo luận và thông nhất mô tả một trong ba hình:

- Ngọ Môn

- Điện Thái Hòa

- Một góc lăng Tự Đức

Gợi ý:

b) + Ngọ Môn

Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế, nằm ở phía nam, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo và trong những dịp tiếp các sứ ngoại quốc. Bên trên có Lầu Ngũ Phụng trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái khánh... Hệ thống Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, dưới lớn trên nhó, mái được lợp ngói lưu ly theo kiểu âm dương. Hệ thống nền đài Ngọ Môn xây trên mặt bằng hình chữ U vuông góc. Giữa nền có ba lối đi song song: lối giửa để vua đi, hai bên để quan văn, quan võ theo hầu. Trong lòng mỗi cánh chữ U trổ thêm lối đi dành cho lính và voi, ngựa.

Tổng thể Ngọ Môn đồ sộ nguy nga là thế nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, gần gũi với thiên nhiên và con người ở đây.

+ Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đai Nội, nơi đăng quan của các vị vua triều Nguyễn, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần và các buổi đại triều. Chống đỡ cung điện là 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây. Nhà trước nhà sau cua điện được nối bởi hệ thống trần vòm mai cua, mái điện lợp ngói

lưu ly gồm 3 lớp chồng lên nhau. Bậc thềm nền điện có 5 cấp. Kết cấu kiến trúc và trang trí mĩ thuật vẫn thể hiện được cốt cách cơ bản của sự cổ kính.

+ Một góc lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc cầu kì, phong cảnh sơn thủy hữu tình, một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn.

Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp, lối đi lát gạch Bát Tràng uốn lượn quanh co phía trước mộ. Giữa hồ có đảo nhỏ với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ nuôi thú hiếm, từ hồ qua đồi thông có 3 cây cầu. Chính giữa lăng là nơi thờ cúng vua và hoàng hậu. Đằng sau có tấm bia bằng đá nặng 20 tấn kể về vương nghiệp của vua.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Ghi vào vở câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau (SGK/46).

Gợi ý:

 

 Câu hỏi

 Câu trả lời

 Nhà Nguyễn thành lập năm nào?

 Nhà Nguyễn thành lập năm 1802

 Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là ai?

 Vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Nguyễn Ánh (Gia Long)

 Nhà Nguyễn lật đổ triều đại nào?

 Nhà Nguyễn lật đổ triều đại Tây Sơn

 Kinh đô nhà Nguyễn ở đâu?

 Kinh đô nhà Nguyễn ở Phú Xuân (Huế)

 

 

2. Em tập làm hướng dẫn viên du lịch.

Xây dựng nội dung thuyết minh về quần thế kiến trúc cố đô Huế.

Gợi ý:

Quần thể kiến trúc cố đô Huế.

Xin chào quý khách, rất vui mừng và hân hạnh đón tiếp quý khách đến với cô đô Huế, một di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thê kỉ XIX đến nửa đầu thế kí XX được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Bao bọc kinh thành Huế là các con sông: sông Hương, sông Kẻ Vạn. sông Đào và sông Đông Ba. Bước chân đầu tiên của quý khách đã đặt lên Phu Văn Lâu. Đây là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam, nơi trưng bày văn thư cúa triều đình. Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có hai khấu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Quý khách đi tiếp là đến Kỳ Đài, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh là nơi treo cờ của triều đình. Tiếp đến, quý khách sẽ vào khu trung tâm Đại Nội, đó là Hoàng Thành. Hoàng Thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và Tử Cấm Thành. Tử Cấm Thành là giới hạn làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.

Ra ngoài Đại Nội, rẽ phải về hướng đông sẽ gặp Quốc Tử Giám, trường quốc học đầu tiên. Tiếp tục hành trinh, ta sẽ đến Điện Long An là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Rẽ tiếp sang phải thì đến Viện Cơ Mật là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam phẩm trở lên.

Tiếp tục hành trình tham quan thẳng về hướng bắc, quý khách sẽ đến Tàng thư lâu dùng làm nơi lưu trữ các tài liệu, địa bạ, tài liệu văn bản quý hiếm của triều đình và sự biến đổi của đất nước. Vòng sang trái, chúng ta sẽ gặp Hồ Tịnh Tâm, một trong 20 cảnh đẹp của chốn tiêu dao, giải trí ở đất Thần Kinh. Cuối hành trình, chúng ta vòng về hướng Kỳ Đài mạn phải là Đàn Xả Tắc, nơi tế thần đất và thần lúa của triều Nguyễn.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Em còn biết ở nước ta xưa có những kinh thành nào ngoài kinh thành Huế?

Gợi ý:

Ngoài kinh thành Huế, nước ta xưa có kinh thành Bạch Hạc, Hoa Lư, Cố Loa, Thăng Long, Tây Đô.

buoi dau thoi nguyen