Bài 13: Sắt, Đồng, Nhôm

Thứ năm , 30/03/2017, 15:20 GMT+7
     

 KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 13 

GIẢI BÀI TẬP SẮT, ĐỒNG, NHÔM

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế

Hãy kể tên một số vật làm bằng sắt, đồng, hay nhôm mà em biết.

Gợi ý:

Đồ vật bằng sắt: cửa, bàn, ghế, giường, tủ.

Đồ vật bằng đồng: bộ lư, nồi, thau, mâm.

Đồ vật bằng nhôm: khung cửa sổ, rổ, giá sách.  

 

2. Tìm hiểu đặc điểm của sắt, đồng, nhôm

a) Lấy từ góc học tập các thanh/miếng sắt, đồng, nhôm.

- Quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của các thanh/miếng sắt, đồng, nhôm.

b) Quan sát và so sánh một chiếc đinh mới hoặc một đoạn dây thép mới với một chiếc đinh gỉ hoặc dây thép gỉ, bạn có nhận xét gì về màu và độ sáng, tính cứng của chúng.

Gợi ý:

a) - Sắt là kim loại có tính dẻo, dễ uôn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn dập, màu trắng sáng có ánh kim.

- Đồng là kim loại có ánh kim, dễ dát mỏng, kéo thành sợi, có màu đỏ nâu.

- Nhôm màu trắng đục, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, không bị gỉ nhung bị một số a-xít ăn mòn.

b) Chiếc đinh mới có màu trắng sáng, cứng nhưng dẻo. Chiếc đinh gỉ có màu nâu đen, cứng nhưng giòn, dễ gãy.

 

3. Tìm hiểu việc sử dụng sắt, đồng, nhôm.

Người ta sử dụng sắt để làm gì? Các đồ dùng bằng sắt có đặc điểm gì? (SGK/63)

Gợi ý:

Người ta sử dụng sắt đế tạo ra gang, thép. Những đồ dùng có sắt là dao, kéo, dụng cụ lao động sản xuất, đường sắt, nhà cao tầng, cầu.

Các đồ dùng bằng sắt cứng, bền.

 

4. Kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và một sô đồ dùng làm bằng nhôm. (SGK/63, 64)

Gợi ý:

Một số đồ dùng bằng đồng: dây điện, lư đồng, nồi, thau, tượng thờ, trống đồng, kèn...

Một số đồ dùng bằng nhôm: khung cửa, nồi, chảo, ấm.

 

5. Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm thường dùng.

Gợi ý:

Các đồ dùng bằng sắt, đồng nhôm sau khi dùng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.

 

6. Đọc và trả lời

a) Đọc nội dung sau (SGK/64)

b) Trả lời câu hỏi:

Hãy nêu một số đặc điểm giống và khác nhau giữa sắt, đồng, nhôm. Trao đổi với bạn về ý kiến của em.

Gợi ý:

b) - Sắt, đồng, nhôm có điểm giống nhau: có ánh kim, dễ kéo thành sợi.

- Điểm khác nhau là nhôm không bị gỉ, sắt và đồng bị gỉ.

 

B. HOẠT ĐỘNG THựC HÀNH

1. Trả lời câu hỏi

a) Tại sao người ta làm lưỡi dao, lưỡi kéo bằng thép mà không làm bằng nhôm?

b) Quan sát cánh cửa làm bằng nhôm. So với cánh cửa có cùng hình dạng, kích thước nhưng lại làm bằng sắt thì cánh cửa nhôm có những Ưu nhược điểm gì?

Gợi ý:

a) Người ta làm lưỡi dao, lưỡi kéo bằng thép vì thép có độ cứng còn nhôm mềm và bị một số a-xít ăn mòn. (Chanh có a-xít, không cắt bằng nhôm được)

b) Cánh cửa nhôm thanh mảnh, nhẹ hơn và không cần phải sơn. Nhược điểm của cửa nhôm là dễ biến dạng khi bị va đập.

 

2. Những phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Do sắt cứng nên khi sử dụng các vật làm từ sắt cần cẩn thận tránh bị gây chấn thương.

B. Tránh để các vật sắc nhọn như dao, kéo gần mép bàn.

C. Tránh đế các mẩu sắt rơi ở nền nhà, sân.

D. Người ta có thể bôi dầu vào một số vật làm từ sắt để tránh gỉ.

E. Chân song sắt, đường sắt được làm từ gang.

Đáp án: A, B, C, D 

 

3. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

Kể tên đồ dùng, máy móc làm bằng sắt hoặc đồng, nhôm và nêu các ưu điểm khi dùng sắt, đồng, nhôm làm đồ dùng, máy móc nói trên.

Gợi ý: Nội dung (SGK/64)

 

4. Hãy nói vể cách làm ra một đồ dùng bằng sắt, đồng, nhôm.

Gợi ý:

- Để làm đồ dùng bằng sắt, người ta dùng phương pháp rèn. Nung thanh sắt trên bễ lò cho sắt mềm ra, dùng búa nện, dập thanh sắt theo dạng đồ dùng cần làm.

- Đồng, nhôm được đúc thành các đồ dùng. Người ta nâu đồng, nhôm tan chảy thành chất lỏng rồi đổ vào khuôn có mẫu đồ vật cần đúc.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Kể tên một số vật làm bằng sắt, đồng, nhôm ở nhà em.

Gợi ý:

- Sắt: bàn, ghế, giường, tủ, kềm, búa.

- Đồng: dây điện, lư đồng, tượng thờ bằng đồng.

- Nhôm: khung cửa sổ, nồi, chảo, thau.

sat dong nhom