Bài 2: Địa hình và khoáng sản

Thứ bảy , 08/04/2017, 19:47 GMT+7
     

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 2

GIẢI BÀI TẬP ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

A. Hoạt động cơ bản

1. Khám phá địa hình Việt Nam

Quan sát từ hình 1 đến hình 4 (SGK/95, 96).

- Nêu tên các dạng địa hình chính của nước ta.

- Em có nhận xét gì về địa hình nước ta?

Gợi ý:

- Các dạng địa hình chính ở nước ta: đồi núi, trung du và đồng bằng.

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và chạy dài từ Bắc vào Nam. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc - đông nam và một số có hình cánh cung.

Đồng bằng nước ta phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp, có địa hình thấp và tương đối bằng phăng. Đó là những nơi trồng lúa rất tốt và thường tập trung dân cư đông đúc.

 

2. Chỉ trên lược đồ và nhận xét địa hình Việt Nam 

Quan sát hình 5 (SGK/97).

- Chỉ và nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta.

- Núi nằm ở phía nào của nước ta?

- Đồng bằng thường tập trung chủ yếu ở phía nào của nước ta?

Gợi ý:

- Các dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn.

Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung, đồng bằng Nam Bộ.

- Núi nằm ở phía Bắc, phía Tây và phía Tây Bắc của nước ta.

- Đồng bằng thường tập trung chủ yếu ở phía Đông, Đông Nam và phía Nam của nước ta.

 

3. Thảo luận và trả lời câu hỏi

a) Dựa vào lược đồ hình 5 (SGK/97), đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:

- So sánh diện tích vùng đồi núi với diện tích vùng đồng bằng của nước ta.

- Những dãy núi nào có hình cánh cung? Những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam?

- Dựa vào thang màu, nhận xét độ cao vùng đồi núi của nước ta.

Gợi ý:

a) - Diện tích vùng đồi núi gấp 3 lần diện tích vùng đồng bằng của nước ta.

- Những dãy núi có hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Những dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn.

- Vùng đồi núi nước ta có độ cao từ 1.500m trở lên, địa hình rất cao.

 

4. Tìm hiểu khoáng sản Việt Nam

a) Quan sát lược độ hình 6 (SGK/99).

- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta.

- Tìm trên bản đồ nơi phân bố của một số loại khoáng sản.

b) Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở (SGK/100).

Gợi ý:

b) 

  Loại khoáng sản

 Nơi phân bố

 A-pa-tít

 Lào Cai

 Thiếc

 Cao Bằng

 Sắt

 Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh

 Than

 Quảng Ninh

 Khí tự nhiên

 Thái Bình, Biển Đông

 Vàng

 Tây Nguyên

 Bô-xít

 Tây Nguyên

 Dầu mỏ

 Biển Đông

 

5. Liên hệ thực tế

a) Quan sát hình 7 (SGK/100, 101) và dựa vào vốn hiểu biết

- Nêu những sản phẩm làm từ khoáng sản của nước ta.

- Khoáng sản dùng để làm gì?

b) Quan sát hình 8, hình 9 và trả lời các câu hỏi (SGK/101)

- Nêu một số khó khăn của việc khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay.

- Tác động của việc khai thác khoáng sản đối với môi trường là gì?

Gợi ý:

a) - Những sản phẩm làm từ khoáng sản: xăng, dầu, chất đốt, sắt, thép, nhôm, xi măng, phân bón, trang sức.

- Khoáng sản dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

b) - Việc khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay gặp một số khó khăn do khai thác trái phép; công nghệ, phương tiện khai thác còn lạc hậu, hệ thống giao thông chưa đạt yêu cầu khi vận chuyển.

- Việc khai thác khoáng sản khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, không khí có nhiều khói bụi, phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái.

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu vể khoáng sản

a) Gia đình em sử dụng những sản phẩm nào làm từ khoáng sản? Đó là loại khoáng sản gì?

Gợi ý:

a) Gia đình em sử dụng than, khí ga, vật dụng bằng kim loại, chát deo, phân bón cây làm từ khoáng sản.

Đó là khoáng sản dầu mỏ, sắt, a-pa-tít, bô-xít.

 

2. Liên hệ thực tế

a) Gia đình em sông ở vùng đồi núi hay đồng bằng?

b) Hãy miêu tả địa hình nơi em sinh sống.

Gợi ý

a) Gia đình em sống ở vùng đồng bằng.

b) Địa hình nơi em sinh sông tương đối thấp và bằng phảng. Nơi đây, dân cư tập trung đông đúc, sống băng nghề trồng trọt và đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

dia li lop 5 bai 2 dia hinh va khoang san