Bài 20: Hỗn hợp và dung dịch

Thứ sáu , 31/03/2017, 18:03 GMT+7
     

 KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 20

GIẢI BÀI TẬP HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế

a) Hỏi bạn:

- Bạn đã bao giờ pha nước chanh chưa?

- Khi pha nước chanh bạn dùng những vật liệu nào?

- Khi hòa lẫn những vật liệu đó với nhau, chúng có đặc điểm như thế nào?

Gợi ý:

a) - Em đã từng pha nước chanh đế uống.

- Khi pha nước chanh, em dùng đường, nước và chanh.

- Khi hòa lẫn những vật liệu đó với nhau, chúng có vị chua chua, ngọt ngọt, thanh dịu. 

 

2. Thí nghiệm và nhận xét

a) Đến góc học tập, lấy dụng cụ và các châl như hình sau (SGK/8, 9)

b) Tiến hành thí nghiệm 1: với muôi và nước.

- Quan sát kĩ 2 châ't đã chọn về trạng thái, màu sắc, mùi...

- Kẻ bảng 1 như dưới đây vào vở, điền thông tin vào cột “Trước thí nghiệm” (SGK/9)

- Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:

B1. Lấy 1/2 cốc nước -> B2. Cho 1 thìa muôi hạt vào cốc nước -> B3. Khuấy đều

- Quan sát quá trình từ khi cho muôi ăn vào nước đến khi khuấy đều. Lưu ý về trạng thái, màu sắc, mùi, ...

- Nhận xét và ghi kết quả vào cột “Sau thí nghiệm” ở bảng 1.

c) Tiến hành thí nghiệm 2: với dầu ăn và nước

- Quan sát kĩ 2 chất đã chọn về trạng thái, màu sắc, mùi, ...

- Kẻ vào vở bảng 2 giống như bảng 1, điền thông tin vào cột “Trước thí nghiệm”.

- Thực hiện tương tự như thí nghiệm 1: Lấy một cốc nước, cho một thìa dầu ăn vào cốc nước, khuấy đều.

- Quan sát quá trình từ khi cho dầu ăn vào nước đến khi khuấy đều.

- Để khoảng 2-3 phút rồi quan sát cốc sau thí nghiệm về trạng thái, màu sắc, mùi, ...

- Ghi kết quả vào cột “Sau thí nghiệm” ở bảng 2.

Gợi ý:

b) Thí nghiệm 1: Muối và nước

Bảng 1

 Tên chất 

Đặc điểm của chất

Trước thí nghiệm

Sau thí nghiệm

 1. Muối

 kết thành hạt nhỏ, li ti, trắng tinh 

 tan mất, không còn hình dạng

 2. Nước

 không màu, trong suốt, không vị

 nước có màu hơi đục, có vị mặn 

c) Thí nghiệm 2: Dầu ăn và nước

Bảng 2

Tên chất

Đặc điểm của chất

Trước thí nghiệm

Sau thí nghiệm

 1. Dầu ăn 

 chất lỏng hơi sệt, có màu vàng óng

 kết lại từng mảng, có màu vàng nhạt

 2. Nước

 không màu, trong suốt, không mùi, không vị 

 có màu vàng nhạt, một ít đóng theo váng dầu nổi phía trên mặt, có mùi dầu ăn. 

 

3. Đọc thông tin và trả lời

a) Đọc thông tin (SGK/10)

b) Trả lời câu hỏi:

- Ở 2 thí nghiệm trong mục 2, thí nghiệm nào đã tạo ra dung dịch? Vì sao?

Gợi ý:

b) - Ở 2 thí nghiệm trong mục 2, thí nghiệm 1 đã tạo ra dung dịch. Muối hòa tan trong nước, không phân biệt được đâu là muối, đâu là nước trong suốt. 

 

4. Thí nghiệm tách các chất ra khỏi hỗn hợp

a) Nghiên cứu tình huống

- Các bạn trong nhóm đọc tình huống:

“Bạn Thư giúp bà phơi thóc ở sân. Bỗng một cơn gió to nối lên cuôn theo cát, sỏi bay tứ tung. Bạn Thư vội vàng thu dọn thóc vào nhà nhưng thóc bị lẫn rất nhiều cát và sỏi. Bạn Thư không biết làm thế nào để tách thóc ra khỏi cát và sỏi. Các em hãy giúp bạn nhé!”

b) Chia sẻ ý tưởng và đề xuất

- Các bạn trong nhóm chia sẻ ý tưởng, đề xuất cách tách thóc ra khỏi cát, sỏi và dụng cụ cần dùng để tách (hoặc sử dụng một số dụng cụ đơn giản như hình gợi ý) (SGK/11)

Gợi ý:

b) Bạn Thư cần lấy sàng để sảy cho cát và sỏi rơi ra ngoài theo những lỗ nhỏ trên mặt sàng, phần còn lại sẽ là thóc.

 

5. Thí nghiệm tách các chất ra khỏi dung dịch

a) Lắng nghe và dự đoán

- Nghe thầy cô giáo mô tả cách tách các chất ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách đơn giản như trong các hình sau:

+ Cách 1: Chưng cất (SGK/12)

+ Cách 2: Bay hơi (SGK/13)

- Các bạn dự đoán kết quả: Chất thu được sau khi tách các chất ra khỏi dung dịch sẽ như thế nào? Nước thu được là nước tinh khiết hay nước muối? Trên thìa sứ thu được chất gì?

b) Quan sát thầy cô giáo tiến hành từng bước thí nghiệm theo cách 1.

c) Các bạn kiểm tra, nhận xét về nước thu được sau khi tách dung dịch nước muối bằng cách chưng cất (màu, mùi, vị, ...)

Gợi ý:

a) - Chất thu được sau khi tách các chất ra khỏi dung dịch sẽ trở về trạng thái ban đầu.

Nước thu được là nước tinh khiết.

Trên thìa sứ thu được muối tinh.

c) Nước thu được sau khi tách dung dịch nước muối bằng cách chưng cất không màu (trong suốt), không mùi và không có vị.

 

6. Đọc và viết vào vở

a) Đọc thông tin (SGK/13)

b) Viết vào vở:

Chọn một hỗn hợp được sử dụng trong đời sông hằng ngày, viết cách tạo thành hỗn hợp đó.

Gợi ý:

b) Hỗn hợp muối tiêu.

Bỏ bột tiêu vào muôi, rồi cho thêm một tí mì chính rồi trộn đều.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp

a) Đến góc học tập, lấy một trong các hỗn hợp sau và các dụng cụ phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp đó.

  Cát + sỏi

 Nước + cát

 Nước + trấu

b) Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng dụng cụ đã chuẩn bị.

c) Nhận xét kết quả tách các chất từ hỗn hợp và viết vào vở: tên hỗn hợp, các chất thu được sau khi tách.

Gợi ý:

b) Dùng sàng có lỗ nhỏ để tách cát và sỏi.

Dùng rá để tách nước và cát, nước và trấu.

c) - Cát + sỏi: thu được cát và sỏi.

- Nước + cát: thu được nước và cát.

- Nước + trấu: thu được nước và trấu.

 

2. Thực hành tách chất ra khỏi dung dịch

a) Các nhóm đến góc học tập, lấy một ít dung dịch nước đường đã đun tới sôi từ bình đựng “dung dịch nước đường” và dụng cụ phù hợp để tách được nước ra khỏi dung dịch đó. (SGK/14)

b) Thực hành tách nước ra khỏi dung dịch bằng dụng cụ chưng cất.

c) Nhận xét về nước được tách ra từ dung dịch nước đường và viết vào vở.

Gợi ý:

b) Đổ dung dịch nước đường từ bình đựng vào cốc, úp đĩa thủy tinh lên cốc và chờ 2-3 phút.

Gạt nước đọng trên đĩa bằng thìa sang một cái bát.

Tiếp tục úp đĩa lên miệng cốc nước đường và tiếp tục lấy đi nước đọng trên đĩa.

c) Nước được tách ra từ dung dịch nước đường là nước tinh khiết.

 

3. Liên hệ thực tế

- Trong thực tế, bạn thường gặp những hỗn hợp, những dung dịch nào? Nêu ví dụ.

- ững dụng tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong đời sống thực tế có ích lợi gi? Nêu ví dụ.

Gợi ý:

- Trong thực tế, em thường gặp hỗn hợp muôi ớt, muối mè và dung dịch nước cam, nước biển.

- Ứng dụng tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong đời sống thực tế giúp con người sử dụng các nguồn thực phẩm có chất lượng, tốt cho sức khoẻ.

Ví dụ: tách các hạt sạn ra khỏi gạo để có gạo ngon, dẻo (không ảnh hưởng đến răng).

 

C. HOẠT DỘNG ỨNG DỤNG

Trong bữa ăn gia đình:

a) Tạo một dung dịch có thể dùng được trong bữa ăn.

b) Hỏi người thân về mùi vị của sản phẩm bạn đã làm.

Gợi ý:

a) Tạo dung dịch nước mắm gồm có chanh, đường, nước mắm.

b) Dung dịch nước mắm có mùi thơm của cá biển, vị mặn mặn lẫn vị chua ngọt.

hon hop va dung dich