Bài 26: An toàn và tiết kiệm khi sử dụng điện

Thứ sáu , 31/03/2017, 18:05 GMT+7
     

 KHOA HỌC LỚP 5 BÀI 26

GIẢI BÀI TẬP AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế và trả lời

Điện lấy từ ổ điện, điện ở đường dây tải điện hoặc ở trạm biến thế rất nguy hiểm. Điện giật gây nguy hiểm đến tính mạng.

Em cần làm gì để tránh bị điện giật?

Gợi ý:

Để tránh bị điện giật, tuyệt đôi không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện, không cầm phích điện bị ẩm ướt hoặc các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện, không chơi diều ở nơi có đường dây tải điện, không chơi dưới đường dây tải điện hoặc gần trạm biến thế.

 

2. Đọc và trả lời

- Đọc một số lưu ý an toàn về điện ở cột bên phải và ghép với hình minh họa ở cột bên trái sau đây cho phù hợp.

Đáp án: Ghép: 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - a.

 

3. Đọc và trả lời

a) Đọc thông tin (SGK/47, 48)

b) Trả lời câu hỏi

- Vai trò của cầu chì hoặc aptomat là gì?

- Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 220V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 110V?

Gợi ý:

b) - Cầu chì hoặc aptomat có vai trò ngắt mạch điện khi dòng điện quá mạnh, giúp tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.

- Nếu sử dụng nguồn điện 220V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 110V, vật đó sẽ bị hỏng.

 

4. Thảo luận vể sử dụng tiết kiệm điện

- Em có thể làm gì để tiết kiệm điện?

- Mỗi hộ dùng điện đều có lắp một công tơ điện. Công tơ điện được sử dụng để làm gì?

Gợi ý:

– Để tiết kiệm điện, chúng ta cần sử dụng điện hợp lí, tránh lãng phí. Cần chú ý:

+ Chỉ dùng điện khi cần thiết; khi không dùng thì tắt các thiết bị điện.

+ Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện).

- Công tơ điện để đo năng lượng điện mỗi hộ đã dùng. Căn cứ vào đó, công ti điện lực tính được số tiền điện phải trả.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

a) Mỗi nhóm tới góc học tập lấy các hình, thẻ chữ về sử dụng an toàn và tiết kiệm điện dưới đây (SGK/49, 50)

b) Thảo luận theo nhóm, sắp xếp các hình, thẻ chữ trên thành 2 nhóm: “Những việc cần làm” và “Những việc không được/không nên làm”.

Gợi ý:

 

2. Trả lời câu hỏi và chia sẻ kết quả với bạn

a) Hãy ghép tên các thiết bị và vai trò của thiết bị sau đây cho phù hợp (SGK/50)

b) Nêu 3 lí do tại sao phải tiết kiệm điện.

c) Bạn biết gì về sự kiện Giờ Trái Đất?

Gợi ý:

a) Phải tiết kiệm điện vì:

- Tiết kiệm tiền.

- Để người khác có điện sử dụng.

- Năng lượng tạo ra điện không phải là vô tận.

b) Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên phát động. Sự kiện khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ vào lúc 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 phút (giờ địa phương) trong ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

 

3. Xây dựng cam kết sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

a) Làm việc cá nhân

Làm cam kết cá nhân: ghi các việc làm cụ thể, vừa sức nhằm sử dụng an toàn và tiết kiệm điện mà mình có thế và sẽ thực hiện được vào giây.

Gợi ý:

Bản cam kết sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

* Sử dụng an toàn về điện:

- Không chơi thả diều dưới đường dây điện.

- Không cắm hoặc rút phích điện khi tay bị ướt.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng các thiết bị về điện.

- Không nghe điện thoại trong khi đang sạc điện.

* Sử dụng tiết kiệm điện:

- Tắt đèn, quạt, ti vi khi không sử dụng.

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

Dùng bóng đèn nhỏ khi ngồi một mình để học.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Tìm hiểu việc sử dụng điện ở nhà

- Mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?

- Nhà em có những dụng cụ, máy móc gì sử dụng điện? Theo em, việc sử dụng những đồ dùng đó đã hợp lí chưa? Em có thể làm gì đố tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà?

Có thể sử dụng bảng sau để trình bày (SGK/52).

Gợi ý:

an toan va tiet kiem khi su dung dien