Bài 3: Buổi đầu độc lập

Chủ nhật , 02/04/2017, 10:47 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 3

GIẢI BÀI TẬP BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

(Từ năm 938 đến năm 1009)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.

a) Đọc đoạn văn sau (SGK/39).

b) Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào?

Gợi ý:

b) Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng. Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng. Đất nước loạn lạc trong hơn hai mươi năm.

 

2. Tìm hiểu hoạt động và đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh.

a) Các nhóm lắng nghe thầy/cô giáo kể chuyện (SGK/40).

b) Các nhóm thảo luận và thống nhất trả lời câu hỏi sau:

Dưới thời “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì đối với đất nước?

Gợi ý:

b) Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Được nhân dân ủng hộ nên ông đánh đâu thắng đó. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. Đất nước thái bình đúng như mong muốn của nhân dân.

 

3. Tìm hiểu sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên nhà Tiền Lê.

a) Đoc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây (SGK/41).

b) Kể cho bạn nghe truyện Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê (có kết hợp tả theo bức tranh vẽ) (SGK/41).

Gợi ý:

b) Kể theo nội dung 3. a), 6/41.

 

4. Tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

a) Lắng nghe thầy/cô giáo tường thuật trên lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) (SGK/42).

b) Cử thành viên lấy phiếu học tập, thảo luận và thống nhất nội dung điền vào phiếu (SGK/43).

Gợi ý:

b)          PHIẾU HỌC TẬP

Điền thông tin đúng về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhân dân ta.

 Trận địa

 Quân ta

 Quân Tống

 Kết quả

 Cửa sông Bạch Đằng

 Binh thuyền ra chống giặc

 Quân thủy tiến vào

 Quân thủy của địch bị đẩy lùi

 Chi Lăng (Lạng Sơn)

 Chặn đánh quyết liệt, truy kích tiêu diệt địch 

 Quân bộ tiến vào

 Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị chết 

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trả lời câu hỏi:

Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào hoàn cảnh như thế nào? Em hãy tóm tắt ý kiến của em và ghi vào chỗ trông (SGK/43).

Gợi ý:

- Triều đình: lục đục, ngai vàng bị tranh giành.

- Đất nước: bị chia cắt, làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.

- Quân thù: ngoài bờ cõi đang lăm le xâm lược.

 

2. Điền dấu / vào ô trống trước ý đúng:

Đinh Bộ Lĩnh đã có công:

    Thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

    Tập hợp lực lượng chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. 

    Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.

Đáp án: Thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

 

3. Trên lược đồ (tr.42), cùng nhau vẽ mũi tên thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Đại Hành.

Gợi ý:

Lược đồ khu vực diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)

 

4. Thảo luận và điền thông tin đúng vào các ô trong bảng dưới đây (SGK/44)

Gợi ý:

  Thời gian

 Sự kiện

 Năm 968

 Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

 Năm 979

 Lê Hoàn lên ngôi vua

 Năm 981

 Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Với sự hỗ trợ của người thân, em hãy sưu tầm các câu chuyện về Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) và Lê Hoàn (Lê Đại Hành).

Gợi ý:

- Đinh Bộ Lĩnh

Thuở nhỏ, lũ trẻ làng cạnh bên đến xin nhập bọn cùng đoàn trẻ chăn trâu Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh nhưng không chịu Bộ Lĩnh làm chủ tướng. Thế là cuộc đọ tài vật diễn ra. Bộ Lĩnh tuy nhỏ hơn nhưng đã dùng tài nhanh nhẹn của mình làm cho thằng đầu đàn ở làng bên ngã sấp xuống rồi chồm lên lưng hắn ngồi như cười trâu. Bộ Lĩnh thúc chân vào sườn hắn mà thét: “Mau cõng chủ tướng về hang núi khao quân!” Lũ trẻ reo lên cười với sự nể phục.

- Lê Hoàn

Lê Hoàn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống trơ trọi một mình. Ông được một người cùng họ mang về nuôi. Chăm học, chăm làm, chịu khó chịu khổ là nét nổi bật suốt thời niên thiếu của ông. Trưởng thành, Lê Hoàn đi theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, ông được Thái hậu Dương Vân Nga cùng văn võ bá quan đã đồng lòng tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành trước khi xuất quân đánh giặc.

buoi dau doc lap