Bài 4: Đất và rừng

Thứ bảy , 08/04/2017, 21:07 GMT+7
     

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 4

GIẢI BÀI TẬP ĐẤT VÀ RỪNG

A. Hoạt động cơ bản

1. Liên hệ thực tế

Quan sát hình 1, 2 (SGK/116) và vốn hiểu biết của mình, cho biết địa phương em có loại đất nào?

Gợi ý:

Địa phương em có đất phù sa ở vùng đồng bằng.

 

2. Tìm hiểu về đất ở nước ta

a) Đọc kĩ thông tin sau (SGK/117).

b) Trả lời các câu hỏi:

- Nước ta có những loại đất chính nào? Cho biết sự phân bố của các loại đất đó.

- Cho biết đặc điểm của hai loại đất chính ở nước ta.

- Tại sao ở nước ta lại rất cần phải sử dụng hợp lí đất?

c) Chỉ trên lược đồ địa hình Việt Nam (hình 5 - Bài 2) vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.

Gợi ý:

b) Nước ta có hai loại đât chính là đất phe-ra-lít và đất phù sa. Đất phe-ra-lít được phân bố ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng.

- Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu. Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.

- Nước ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì đất là nguồn tài nguyên quý giá. Nước ta là nước nông nghiệp, mọi sinh hoạt và đời sống của đa số người dân là trồng trọt, canh tác; trong khi tài nguyên đất chỉ có hạn.

c) Đất phe-ra-lít phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây ở nước ta.

Đất phù sa phân bố ở phía Đông, Đông Nam và phía Nam ở nước ta; tập trung chu yếu ở các vùng ven biển.

 

3. Tìm hiểu các loại rừng ở nước ta

a) Quan sát kĩ lược đồ hình 3 (SGK/118)

b) Đọc tên các loại rừng của nước ta.

c) Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

Gợi ý:

b) Rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và các rừng khác.

c) Rừng rậm nhiệt đới phân bố ở vùng đồi núi.

Rừng ngập mặn phân bố ở những nơi đất thấp ven biển.

 

4. Quan sát và trả lời câu hỏi

a) Quan sát kĩ rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trong các hình 4, 5 (SGK/119)

b) Nêu sự khác biệt của hai loại rừng này về:

- Môi trường sống (trên cạn; dưới nước)

- Đặc điểm của cây trong rừng (rậm rạp hay thưa thớt; đặc điểm của rễ cây trong rừng ngập mặn)

c) Đọc thông tin trong khung để kiểm tra câu trả lời (SGK/119)

Gợi ý:

b) Rừng rậm nhiệt đới có các loài cây sông trên cạn, cây cối mọc rậm rạp, chia làm nhiều tầng với nhiều loài cây khác nhau.

 

Rừng ngập mặn sống ở vùng nước ven biển, có các loại cây có bộ rễ chùm to khỏe, rậm rạp, có tác dụng nâng cây vượt khỏi mặt nước và giữ đất lại, làm cho đất liền ngày càng lấn rộng ra biển.

 

5. Tìm hiểu về vai trò của rừng

a) Quan sát kĩ sơ đồ sau:

dia li lop 5 bai 4

b) Ghi vào vở những ích lợi của rừng đối với tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người.

c) Đọc thông tin sau (SGK/120)

d) Trả lời câu hỏi:

Kể một số biện pháp mà Nhà nước ta và các địa phương đã thực hiện để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Gợi ý:

b) Những ích lợi của rừng đôi với tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người: điều hòa khí hậu, che phủ đất, hạn chế lũ lụt, nơi sinh sống của động vật, cung cấp gỗ, cung cấp nhiều sản vật khác.

d) Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, Nhà nước và các địa phương đã thực hiện một số biện pháp sau:

- Động viên sức lực, trí tuệ, tiền của các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia các dự án sử dụng đất trống, đồi trọc.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển các cây con gồm cây ngắn ngày và cây dài ngày.

- Tăng thêm diện tích rừng cấm quốc gia, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

- Quy định rõ các nơi cấm khai thác, nơi được khai thác gỗ, củi hoặc lâm sản khác.

- Xây dựng kinh tế vườn và chăn nuôi với hộ gia đình.

- Chuyển đồng bào còn du canh, du cư đốt phá rừng làm rầy sang định canh làm nghề rừng, trồng cây công nghiệp, cây lương thực.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Hoàn thành bảng

a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng 1 (SGK/121).

b) Thảo luận và điền vào chỗ (...) trong các cột để hoàn thành bảng.

Gợi ý:

Bảng 1

 

 Vùng phân bố

 Một số đặc điểm

 Đất phe-ra-lít

 Đồi núi

 - Màu đỏ, đỏ vàng, nghèo mùn.

 - Tơi xốp, phì nhiêu nếu hình thành trên đá ba dan. 

 Đất phù sa

 Đồng bằng

 Màu mỡ do được sông ngòi bồi đắp.

 Rừng rậm nhiệt đới

 Đồi núi

 Rậm rạp, chia làm nhiều tầng với nhiều loại cây.

 Rừng ngập mặn

 Đất thấp ven biển 

 Cây có bộ rễ chùm to khỏe, rậm rạp, giữ đất.

 

2. Hoàn thành phiếu học tập (SGK/122).

a) Với phiếu học tập 1:

- Viết chữ Đ vào bên cạnh các cụm từ chỉ nguyên nhân gây suy thoái đất.

- Viết chữ R vào bên cạnh các cụm từ chỉ nguyên nhân gây suy giảm rừng.

b) Với phiếu học tập 2:

- Viết chữ Đ vào bên cạnh các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.

- Viết chữ R vào bên cạnh các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.

Gợi ý:

a) Phiếu học tập 1

 Chặt phá rừng bừa bãi (R)

 Đốt rừng làm nương rẫy (R)

 Lũ lụt (R)

 Hạn hán (Đ)

 Khai thác lâm sản quá mức (R) 

 Gây cháy rừng (R)  

 Sử dụng thuốc trừ sâu (Đ)  

 Lạm dụng phân hóa học (Đ)

 Xả rác bừa bãi (Đ)

b) Phiếu học tập 2

 Bón phân hữu cơ (Đ)

 Bảo vệ rừng (R)

 Làm ruộng bậc thang (Đ, R)

 Tiết kiệm giấy (R)

 Rửa mặn (Đ)

 “Giao đất, giao rừng” cho người dân quản lí (Đ, R)

 Sử dụng lâu bền 

 các đồ dùng bằng gỗ (R) 

 Trồng rừng (R)

 Thau chua (Đ)

 

3. Viết cam kết.

a) Nhóm trưởng lấy phiếu học tập 3 từ góc học tập (SGK/123).

b) Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. 

Gợi ý:

Phiếu học tập 3

 Để bảo vệ đất và rừng

 Chúng em nên làm

 Chúng em không nên làm

 Ví dụ: Tiết kiệm giấy viết

 - Bảo quản bàn ghế ở lớp. 

 - Trồng cây.

 - Chăm sóc cây.

 - Sử dụng tiết kiệm nước. 

 - Bảo vệ nguồn nước.

 - Bảo vệ cây trồng.

  Ví dụ: Vứt rác bừa bãi

 - Vẽ bậy, làm trầy xước bàn ghế ở lớp. 

 - Vẽ bậy lên giấy.

 - Hái hoa, bẻ cành, phá cây cối.

 - Để nước chảy không.

 

 

 

C. Hoạt động ứng dụng

Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy:

Viết một bài văn hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ đất và rừng.

Gợi ý

Cuộc sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu, khiến Trái Đất nóng dần lên và không khí bị ô nhiễm nặng nề.

Để cải thiện tình hình trên, mọi người cần chung tay góp sức để bảo vệ Trái Đất, đảm bảo cuộc sống được an toàn. Mọi người không kể già trẻ, trai gái cần tích cực trồng cây, thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ cho cây trồng. Hạn chế xả rác ra môi trường, cần phân loại chất thải rắn và chất cần tái chế. Sử dụng tiết kiệm giấy, nguồn nước trong sinh hoạt và sản xuất. Không mua bán và giết hại động vật hoang dã.

dia li lop 5 bai 4 dat va rung