Bài 4: Nước Đại Việt thời Lý

Chủ nhật , 02/04/2017, 11:01 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 4

GIẢI BÀI TẬP NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ

(Từ năm 1009 đến năm 1226)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lý.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới trong (SGK/45).

b) Thảo luận câu hỏi:

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?

- Lý Công Uẩn là người như thế nào?

Gợi ý:

b)

- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Nhà vua tính tình bạo ngược khiến lòng dân oán hận. Sau khi Lê Long Đĩnh mất, triều đình cử Lý Công uẩn lên làm vua.

- Lý Công Uẩn là người thông minh, văn võ song toàn, đức độ.

 

2. Tìm hiếu vì sao Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long

a) Đọc đoạn văn và quan sát hai hình trong (SGK/46, 47).

b) Thảo luận, đi đến thống nhất trả lời câu hỏi sau:

So sánh sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Hoa Lư và Đại La để giải thích vì sao Lý Thái Tổ lại quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?

Gợi ý:

b) Ở miền núi Hoa Lư, vùng đất trũng và chật hẹp nên dân chúng khô sở vì nạn lụt, đói kém.

Ở Đại La, vùng đất trung tâm, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, cuộc sống con cháu đời sau sẽ ấm no.

 

3. Tìm hiểu việc dời đô và ý nghĩa của nó.

a) Cả lớp lắng nghe thầy/cô giáo kể chuvện (SGK/47, 48).

b) Trao đổi với bạn để trả lời các câu hỏi sau:

- Thời Lý, tên kinh đô và tên nước ta là gì?

- Kinh đô Thăng Long ở thời nhà Lý được xây dựng như thế nào?

Gợi ý:

b) - Thời Lý, tên kinh đô là Đại La, tên nước là Đại Việt.

- Kinh đô Thăng Long ở thời nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa.

 

4. Tìm hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật.

a) Các nhóm lắng nghe thầy/cô giáo kể chuyện (SGK/48).

b) Thảo luận đi đến thống nhất trả lời các câu hỏi sau:

- Đạo Phật dạy người ta nhừng điều gì?

- Tại sao dân ta nhiều người theo đạo Phật?

Gợi ý:

b) - Đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật...

- Dân ta nhiều người theo đạo Phật vì những điều Phật dạy phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt.

 

5. Tìm hiểu về đạo Phật dưới thời Lý

a) Đọc đoạn văn sau (SGK/49).

b) Thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi sau:

Những việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?

Gợi ý:

b) Dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt, đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vua nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

Thời Lý, chùa mọc lên khắp kinh thành, làng xà. Triều đình bỏ tiền ra xây dựng hàng trăm ngôi chùa, ơ các làng, nhân dân cũng đóng góp tiền của xây dựng chùa, hầu như làng xã nào cũng có chùa.

 

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lề bái của đạo Phật. Chùa còn là trung tâm văn hóa của các làng xã.

 

6. Khám phá vẻ đẹp của ba công trình dưới đây (SGK/49).

Nghe thầy/cô giáo miêu tả để thấy được:

- Vẻ độc đáo của chùa Một Cột (Hà Nội)

- Vẻ đẹp của chùa Keo (Thái Bình).

- Vẻ thanh thoát, điềm tĩnh, thanh thản của tượng Phật A-di-đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh).

Gợi ý:

- Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho bông sen nở trên mặt nước. Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, được thể hiện trên các tượng Phật trong chùa.

- Chùa Keo (Thái Bình) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trong chùa là gian tiền đường lợp ngói được chóng bằng những cột gỗ lim. Thảm cỏ xanh mướt phía trước cùng những hàng cau cảnh nhỏ hai bên khiến cảnh chùa thêm uy nghiêm. Hai bên hành lang là hai bia đá cố được khắc về lịch sử của chùa. Toàn bộ kiến trúc còn 17 công trình gồm 128 gian đươc xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”.

- Tượng Phật A-di-đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh) có mặt tượng hình trái xoan, thân Phật mặc áo khoác ngôi trên tòa sen. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ bát quái được trang trí hình rồng, sóng, mây, lửa.

 

7. Tìm hiểu diễn biến trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.

a) Các nhóm lắng nghe thầy/cô giáo trình bày (SGK/50).

b) Thảo luận và mỗi nhóm cử một bạn trình bày diễn biến trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt trên lược đồ. (SGK/51).

Gợi ý:

b) Khi trình bày, dựa vào nội dung 7.a/50 và lược đồ /51/

 

8. Đánh giá kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

a) Đọc đoạn văn sau (SGK/51).

b) Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau:

Sau trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, tình hình quân Tống ra sao? Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đã hành động như thế nào? Em thử đánh giá hành động đó.

Gợi ý:

b) Sau trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thẩn suy sụp.

Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc.

Đó là một hành động thông minh và khôn khéo, thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Điền dấu x vào ô trống trước ý đúng:

a) Đến thành cũ Đại La, vua Lý Thái Tô thấy đây là:

    Vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại màu mờ, muôn vật phong phú, tốt tươi.

    Vùng đất chật hẹp, quanh năm ngập lụt.

    Vùng đất núi non hiểm trở.

b) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm:

    938

    981

    1010 

    1076

Đáp án:

a) Vùng đất trung tâm đất nước, đất ruộng lại màu mỡ, muôn vật phong phú, tốt tươi.

b) 1010.

 

2. Em đọc các từ, cụm từ sau và điền vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: lối sống và cách nghĩ, thương yêu đồng loại, Đạo Phật, thịnh đạt. (SGK/53)

Gợi ý:

Đạo Phật được du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật. Những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt, nên sớm được người Việt tin theo. Đến đời Lý, đạo Phật trở nên rất thinh đạt.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Em hãy kê tên những chùa mà em đã biết ở khu vực nơi em sinh sống hoặc ở các địa danh khác trên đất nước ta (qua đọc báo hoặc qua những chuyến tham quan).

Gợi ý:

Nơi em sống có chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Việt Nam Quốc Tự. 

 

2. Em biết trường học, đường phố, hay xã, phường nào mang tên Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt? Em hãy kể cho các bạn biết.

Gợi ý:

- Đường Lý Thái Tổ ở quận 3 và quận 10.

- Đường Lý Thường Kiệt ở quận 5, quận 10 và quận Tân Bình.

 

3. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo, em giải thích vì sao người ta nói bôn câu thơ vang lên trong trận Như Nguyệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Gợi ý:

Bốn câu thơ vang lên trong trận Như Nguyệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta vì nội dung 4 câu thơ đã khẳng định chủ quyền của đất nước. Hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hiến thế hiện rõ điều ấy. Dân tộc Việt Nam bằng mọi giá sẽ tiêu diệt bất kì kẻ thù nào muốn xâm lăng đất nước của mình.

nuoc dai viet thoi ly