Bài 5: Dân cư nước ta

Thứ ba , 11/04/2017, 13:31 GMT+7
     

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 5

GIẢI BÀI TẬP DÂN CƯ NƯỚC TA

A. Hoạt động cơ bản

1. Làm việc với bảng số liệu và thực hiện

a) Dựa vào bảng 1, hãy cho biết:

- Số dân của nước ta năm 2012.

- Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á.

Bảng 1. Số dân của các nước Đông Nam Á năm 2012

  STT

 

 Tên nước

 

 Số dân

 (Triệu người)

 STT

 

 Tên nước

 

 Số dân

 (Triệu người)

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 In-đô-nê-xi-a

 Phi-lip-pin

 Việt Nam

 Thái Lan

 Mi-an-ma

 Ma-lai-xi-a

 241

 96, 2

 88, 8

 69, 9

 54, 6

 29, 0

 7

 8

 9

 10

 11

 

 Cam-pu-chia

 Lào

 Xin-ga-po

 Đông Ti-mo

 Bru-nây

 

 15

 6, 5

 5,4

 1, 1

 0,4

 

b) Dựa vào bảng 2, nêu nhận xét về mật độ dân số trung bình của nước ta so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở châu Á năm 2012.

Bảng 2. Mật độ dân số của toàn thế giới và một số nước châu Á năm 2012

  Thế giới và một số nước

 Mật độ dân số (người/km2)

 Toàn thế giới

 Cam-pu-chia

 Lào

 Trung Quốc

 Việt Nam

 52

 83

 28

 141

 268

Gợi ý:

a) - Số dân của nước ta năm 2012 là 88,8 triệu người.

- Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba trong số các nước Đông Nam Á.

b) Mật độ dân số trung bình của nước ta cao gấp 5 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới; gần gấp 2 lần so với Trung Quốc, gần gấp 10 lần so với Lào và gấp 3 lần so với Cam-pu-chia.

 

2. Quan sát biểu đồ và thực hiện

a) Quan sát biểu đồ hình 1.

b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Tính số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn 1979 - 1989, 1989 - 1999, 1999 - 2009 của nước ta (Không bắt buộc với mọi học sinh)

- Em có nhận xét gì về mức tăng dân số của nước ta?

Hình 1. Biểu đồ số dân Việt Nam qua các năm

c) Đọc sơ đồ sau và nêu hậu quả của việc tăng nhanh dân số.

hau qua cua viec gia tang dan so

 

Gợi ý:

b) – Số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn là:

1979 - 1989: 11,7 triệu người.

1989 - 1999: 12, 2 triệu người.

1999 - 2009: 9, 4 triệu người.

 

- Mức tăng dân số của nước ta rất nhanh.

 

3. Cùng thảo luận.

a) Vì sao trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta đã giảm nhiều?

b) Chia sẻ những hiểu biết của mình về công tác kế hoạch hóa gia đình. 

Gợi ý:

a) Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của nước ta đã giảm nhiều do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình và mọi người ý thức được rằng khi sinh ít con sẽ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn.

b) Công tác kế hoạch hóa gia đình là tổ chức tốt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân. 

Việc tuyên truyền được các cán bộ làm công tác dân số triển khai đến người dân bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ thực hiện qua những tờ rơi, dụng cụ trực quan. Trong đó, biện pháp tư vấn đối thoại trực tiếp với các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, các gia đình sinh con một bề đạt hiệu quả cao.

 

4. Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về các dân tộc của Việt Nam.

d) Đọc thông tin trang 129 SGK để bổ sung hiểu biết của em và gạch bút chì dưới những thông tin là mới đối với em.

Gợi ý:

d) Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. Tất cả các dân tộc đều là anh em trong đại gia đình Viêt Nam.

 

5. Đọc thông tin, quan sát lược đồ (SGK/130) và trả lời câu hỏi.

a) Đọc thông tin dưới đây:

b) Cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?

- Nhà nước có chính sách gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng?

- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn?

c) Quan sát lược đồ hình 2, kể tên một số khu vực có mật độ dân số trên 1.000 người/km2.

Gợi ý:

b) - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, thưa thớt ở vùng núi.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính cho những người dân từ đồng bằng lên sinh sông, sản xuất ở miền núi, Tây Nguyên.

- Dân cư nước ta sông chủ yếu ở nông thôn.

c) Khu vực Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh có mật độ dân số trên 1.000 người/km2.

 

B. Hoạt động thực hành.

1. Làm bài tập.

a) Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.

b) Hãy viết những câu đúng vào vở

Đáp án:

a) - Các câu đúng: a1, a3, a4, a6.

- Các câu sai: a2, a5.

b) Viết vào vở các câu: a1, a3, a4, a6.

 

2. Đóng vai xử lí tình huống

a) Hãy tưởng tượng em là một nhà quản lí dân số trong tương lai, em sẽ làm những gi để giải quyết vấn đề dân số của nước ta? (Chỉ chọn một vấn đề, ví dụ: tăng nhanh dân số, phân bố dân cư không hợp lí giữa các vùng,...) 

Gợi ý:

a) Quản lí dân số là quản lí về mặt con người.

Để mưu cầu hạnh phúc, con người sẽ sống và làm việc.

Nơi sinh sống cần thoải mái, tiện nghi; nơi làm việc phải đủ điều kiện và thuận lợi.

Vấn đề phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng không khó giải quyết. Việc đầu tiên, ta phải đảm bảo được cơ sở hạ tầng ở địa phương cần đưa dân đến. Nơi ấy phải có đầy đủ bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, khu liên hợp thể dục thể thao, khu giải trí, hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Thứ hai, cần có chế độ đãi ngộ những người lao động trí thức; miễn giảm thuế đối với sản phẩm của người dân thu hoạch được trong sản xuất. Cuối cùng, mở rộng những dự án kêu gọi đầu tư của nước ngoài.

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu về địa phương (quận/huyện) em theo các câu hỏi gợi ý sau:

a) Ở địa phương em có những dân tộc nào cùng sinh sống?

b) Năm 2013, địa phương em có diện tích và số dân là bao nhiêu? Hãy tính mật độ dân số trung bình của địa phương em và cho biết mật độ dân số như thế là cao hay thâ'p.

c) Trong nhừng năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở địa phương em tăng hay giảm. Vì sao?

d) Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.

2. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì “Dân số vàng”, em hãy tìm hiểu về vấn đề này và chia sẻ thông tin cùng các bạn.

Gợi ý

Dân số Việt Nam đã đạt con số 90 triệu người, đứng 14 trên thế giới và thứ 8 ở châu Á. Thời kì “Dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định. Đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế qua nguồn chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thông giáo dục được tháo gỡ, thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhằm kéo dài thời kì “Dân số vàng”, chính phủ sẽ bổ sung những chính sách phù hợp với tình hình; đó là giáo dục đào tạo, lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

dia li 5 bai 5 dan cu nuoc ta