Bài 8: Nước nhà bị chia cắt. Bến tre Đồng Khởi

Thứ ba , 04/04/2017, 14:55 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 8

GIẢI BÀI TẬP NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

a) Cùng chia sẻ: Thành phố Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) gợi cho em nhớ đến sự kiện nào liên quan đến lịch sử Việt Nam?

b) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới dây và quan sát các bức ảnh tư liệu sau (SGK II/4, 5).

d) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình nước ta như thế nào?

- Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện được không? Vì sao?

Gợi ý:

a) Thành phố Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) gợi cho em nhớ đến Hiệp định Giơ-ne-vơ.

d) - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Sông Bến Hải (thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quáng Trị) là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc.

Đến tháng 7 - 1956, nhân dân hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

- Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta không thực hiện được. Mĩ đã ra sức phá hoại Hiệp định, dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

 

2. Tìm hiểu diễn biến chính của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.

a) Đọc thông tin và quan sát bức ảnh 4, 5 (SGK II/6, 7).

c) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Trước sự khủng bố dã man của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải làm gì?

- Kể lại diễn biến chính và kết quả của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Gợi ý:

c) - Trước sự khủng bố dã man của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam vùng lên mạnh mẽ với phong trào “Đồng khởi”.

- Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Với vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác, ... nhân dân nhất loạt vùng dậy phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ - Diệm ở các xã, ấp. Phong trào lan nhanh ra các huyện khác. Nhiều xã, ấp được giải phóng hoàn toàn. Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, nhân dân lập tòa án trừng trị bọn phản cách mạng, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.

 

3. Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.

a) Đọc thông tin, quan sát hình 6 và lược đồ hình 7 (SGK II/7, 8).

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Quan sát lược đồ hình 7, em có nhận xét gì về địa bàn diễn ra phong trào “Đồng khởi” của đồng bào miền Nam?

Gợi ý:

b) - Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre đã mở đầu cho một phong trào đấu tranh rộng khắp của đồng bào miền Nam ở cả thành thị và nông thôn.

Từ đây, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.

- Phong trào “Đồng khởi” diễn ra rộng khắp miền Nam.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Hãy chọn ý đúng và ghi vào vở

     Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc.

     Mĩ - Diệm thực hiện chính sách đàn áp dã man những người yêu nước.

     Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhân dân ta chờ mong ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ.

     Các vụ giết hại dân thường ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền, vụ đầu độc ở nhà tù Phú Lợi của Mĩ - Diệm là nhằm thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Những câu đúng:

Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc.

Mĩ - Diệm thực hiện chính sách đàn áp dã man những người yêu nước.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhân dân ta chờ mong ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ.

 

2. Hoàn thành phiếu học tập (SGK II/9)

Gợi ý:

PHIẾU HỌC TẬP

Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre

 Diễn biến

 Ngày 17-1-1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khơi nghĩa, mở đầu cho phong trào “Đồng khởi”. Phong trào nhanh chóng lan sang các huyện khác.

 Kết quả

 Phá đồn giặc, tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị của Mĩ - Diệm. Nhiều xã, ấp được giải phóng hoàn toàn.

 Ý nghĩa

 Mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng khắp miền Nam, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

 

3. Chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”

a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng ô chữ như mẫu dưới dây (SGK 11/10).

b) Đọc, tìm từ thể hiện đúng nội dung các ô sau và viết đáp án vào ô chữ.

 1. Nơi xảy ra một vụ giết hại hàng loạt dân thường vô tội của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Quảng Nam (7 chữ cái).

 2. Một hoạt động tấn công quân địch mà nhân dân huyện Mỏ Cày (Bến Tre) đã thực hiện trong cuộc khơi nghĩa ở đây (10 chữ cái).

 3. Tên chiếc cầu bắc qua con sông là giới tuyến phân chia tạm thời 2 miền Nam - Bắc (9 chữ cái).

 4. Công việc được quy định trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (tiến hành vào tháng 7 - 1956) (11 chữ cái).

 5. Hành động mà Mĩ - Diệm đã tiến hành đôi với những người đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước (7 chữ cái.)

 6. Tên con sông theo Hiệp định Giơ-ne-vơ là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc (6 chữ cái).

 7. Hình thức đấu tranh quyết liệt của đồng bào Bến Tre và miền Nam cuối năm 1959 - đầu năm 1960 nhằm giành chính quyền từ tay dịch (9 chữ cái).

 8. Tôn Hiệp định dược kí ngày 21-7-1954, buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (7 chữ cái).

c) Ghi nội dung ô chữ hàng dọc.

Đáp án:

b) Ô chữ kì diệu 

c) Đồng khởi

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Liên hệ với kiến thức đã học và cho biết trong lịch sử nước ta thời phong kiến, có giai đoạn nào đất nước cũng lâm vào tình trạng bị chia cắt.

Gợi ý:

Trong lịch sử nước ta thời phong kiến, đất nước ta cùng lâm vào tình trạng bị chia cắt ở giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng Trong và Đàng Ngoài).

 

2. Kể tên các trường học, đường phố, di tích lịch sử... liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

Gợi ý:

Trường THCS Đồng Khởi (quận 1 - TP.HCM), đường Đồng Khởi (quận 1 - TP.HCM), khu di tích Đồng Khởi (tỉnh Bến Tre).

 

3. Kể lại một chuyến tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.

Gợi ý:

Về Bến Tre, qua thị xã theo quôc lộ 60 đến thị trân huyện Mỏ Cày là đến Nhà truyền thống Đồng Khởi.

Tại xã Định Thủy, khu di tích được xây dựng trên diện tích 5.000m2 gồm nhà bảo tàng một trệt, một lầu.

Trên nóc là một ngọn lửa được cách điệu bằng bê tông cốt thép cao 12m, màu đỏ - biểu tượng cho ngọn lửa Đồng Khởi cháy sáng mãi trên xứ Dừa. Bên trong là nhừng gian trưng bày nhừng hiện vật, hình ảnh, biểu đồ, những vũ khí tự tạo để đánh địch, v.v... Xung quanh ngôi nhà là những thảm cỏ xanh, sân rộng, những bồn hoa và cây cảnh làm tăng thêm vẻ đẹp của khu di tích.

 

4. Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, chuyện kể, thơ, bài hát...) liên quan đên địa danh Bến Tre và phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre. Mang kết quả sưu tầm giới thiệu với các bạn, sau đó góp vào thư viện của lớp.

Gợi ý

Bài hát Dáng đứng Bến Tre (Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý)

Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió.

Có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre.

Năm xưa đi trong đạn lửa, đi như nước lũ tràn về.

Ôi những con người làm nên Đồng Khởi.

........................................ 

Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre.

lich su lop 5 bai 8