Kể lại câu chuyện Sử tích trầu cau

Thứ hai , 10/04/2017, 14:11 GMT+7
     

 Tập làm văn lớp 4: Nghe và kể lại câu chuyện Sử tích trầu cau.

Bài làm

Ngày xưa, một viên quan nhỏ có hai người con trai, hai anh em cách nhau có một tuổi và giống nhau như hai giọt nước, giống đến nỗi người ngoài không phân biệt được đâu là anh, đâu là em. Nhiều khi người nhà cũng bị nhầm. Khi hai người vừa lớn thì cha mẹ họ chết đi. Hai anh em trước vốn đã yêu quý nhau, nay lại càng yêu quý nhau hơn.

Cha mẹ mất đi không còn ai dạy dỗ. Hai anh em đều xin học nhà một ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh em học hành chăm chỉ lại ngoan ngoãn hiền lành nên được thầy giáo yêu như con ruột. Thầy Lưu có cô con gái tuổi vừa độ trăng tròn nhan sắc tuyệt vời, con gái phàm trần không ai so sánh kịp.

ke lai chuyen su tich trau cau

Thấy hai anh em vừa đẹp người, vừa đẹp nết cô gái sinh lòng yêu mến. Nàng muốn lấy người anh làm chồng nhưng nàng không biết đâu là anh đâu là em. Để phân biệt được đâu là anh, đâu là em nàng liền tìm cách để một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người anh nhường em, nàng cố gắng nhở để phân biệt được đâu là anh, đâu là em. Sau một thời gian tìm hiểu, người con gái xin phép cha mẹ cho mình lấy người anh làm chồng.

Anh lấy vợ rồi thì tình anh em không được như ngày trước nữa. Người anh suốt ngày quanh quẩn bên vợ để mặc em một mình. Người em rất buồn nhưng anh vô tình không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng đi làm đồng tối mịt mới về. Người em vào nhà trưởc, vừa bước vào đến cửa thì người chị dâu chạy ra ôm chầm lấy vì chị ngỡ là chồng mình. Người em thấy thế liền kêu lên, chị dâu vội vàng buông em ra, cả hai cùng thấy xấu hổ, ngượng ngùng.

Đúng lúc ấy người anh cũng vừa bước vào nhà, thấy cảnh như vậy, nghi em xấu bụng có tình ý vởi vợ mình, từ đó anh lại càng lạnh nhạt hững hờ với em hơn. Người em buồn tủi không biết chia sẻ cùng ai, chàng quyết định bỏ nhà ra đi.

Một buổi chiều, hai vợ chồng anh chị đều đi vắng cả người em lặng lẽ ra đi. Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng trước mặt, rồi đi đến cảnh rừng âm u tăm tối. Chàng đi hết ngày này sang ngày khác, lòng buồn rầu chẳng thiết gì đến ăn uống, người gầy héo xác xơ. Hết ngày dài lai đêm thâu chàng đi không biết đã được bao nhiêu dặm rồi mà vẫn không nghỉ. Lúc đi đến một con suối rộng, nước sâu thăm thẳm chàng không lội qua được đành ngồi lại bên bờ. Đêm tối quạnh hiu càng làm cho chàng tủi thân, chàng khóc cho sự cô đơn, khóc cho thân phận mình kém may mắn. Chàng khóc mãi, khóc đến khi khô cạn dòng nước mắt, mệt quá chàng gục đầu xuống. Đêm mỗi lúc một lạnh, sương xuống nhiều, cái lạnh thấm vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ và biến thành một tảng đá.

Buổi chiều, người anh đi làm về, không thấy người em đâu, anh ân hận vì đã hiểu lầm em để em tủi hổ bỏ nhà bỏ cửa đi. Người anh lẳng lặng đi tìm em mà không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi cho đến khi gặp dòng suối sâu chàng không lội qua được đành phải ngồi lại tựa mình vào tảng đả. Chàng có ngờ đâu tảng đá đó chính là em mình. Sương đêm rỏ tỉ tách thấm dần vào người chàng. Chàng không đủ sức để gọi em nữa, chàng ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành mọc ngay sát tảng đá.

Ở nhà chờ mãi không thấy chồng đâu, người vợ vội vã đi tìm chồng. Nàng cũng bước theo con đường mòn vào rừng thẳm. Nàng đi, đi mãi rồi củng đến suối nước sâu. Nàng không còn đủ sức để đi nữa, nàng ngồi tựa mình vào gốc cây  gào khóc gọi chồng gọi em. Nàng đâu có ngờ cải cây ấy là chống và tảng đá dó là em chổng nàng. Nàng khóc mãi nước mắt cạn khô, người gầy tong teo. Nàng chết biến thành một dây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá.

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều cảm động xót xa cho tình cảm của họ. Một hôm vua Hùng đi qua, vua được dân làng kể lại chuyện và tận mắt vua được chứng kiến. Vua bảo dân lấy lá của dây leo nghiền với quả của cây không cành ấy xem sao thì thấy vị có mùi cay cay, nhai thử thấy thơm ngon. Nhổ thứ nước ấy vào tảng đá thì thấy nước có màu sắc đỏ. Dân trong vùng gọi cây ấy là cây cau, gọi cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá đem nung cho xốp thành vôi để ăn cùng trầu cau cho miệng thơm môi thắm.

Ba người tuy đã chết mà tình cảm vẫn keo sơn gắn bó, thân thiết.

Rồi miếng trầu được dùng để bắt đầu mọi cuộc gặp gỡ. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Công việc to nhỏ, ma chay cưới hỏi đều không thể thiếu miếng trầu. Tục ăn trầu đã trở thành nét đẹp của phong tục Việt Nam như thế đó!

su tich trau cau