Phiếu kiểm tra 1: Em đã học được những gì khi tìm hiểu về hơn tám mươi năm nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)

Thứ ba , 04/04/2017, 14:53 GMT+7
     

PHIẾU KIỂM TRA 1 LỊCH SỬ LỚP 5

EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ KHI TÌM HlỂU VỀ HƠN TÁM MƯƠI NĂM NHÂN DÂN TA ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 1945)

1. Đọc thông tin về những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc từ năm 1858 đến năm 1945 (SGK/45).

- Em hãy điền tiếp vào chỗ trống (...) thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử đó.

- Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử nêu trên theo thứ tự thời gian bằng cách đánh số 1, 2, 3... vào ô trống trước mỗi sự kiện.

Gợi ý:

(1) Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (năm 1858).

(6) Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945).

(4) Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).

(2) Phong trào Cần vương (năm 1885).

(7) Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập” (2-9-1945).

(5) Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931).

(3) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911).

 

2. Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong đoạn văn trang 45 SGK để nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Gợi ý:

Cách mạng tháng Tám đã đánh tan xiềng xích của thực dân Pháp, lật đổ nền quân chủ thống trị hơn một nghìn năm, đưa lại chính quyền cho nhân dân.

 

3. Em hãy kể tên 5 nhân vật tiêu biểu thuộc giai đoạn lịch sử mà em vừa được học.

Gợi ý:

Trương Định, Tôn Thất Thuyết, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Tất Thành

 

4. Khi tìm hiểu về “nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945”, các bạn có ý kiến khác nhau. Hãy điền dấu X vào ô trống trước ý đúng nhất (SGK/46).

     Nhờ quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng ngay từ khi thành lập Đảng (năm 1930)

     Nhờ có điều kiện khách quan thuận lợi: Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

     Khi thời cơ đến, Đảng ta đã sáng suốt chớp lấy thời cơ, dũng cảm phát động toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa.

     Gồm cả 3 nguyên nhân trên.

Đáp án: Gồm cả 3 nguyên nhân trên.

 

5. Em hãy kể lại bằng văn xuôi, văn vần về một trong ba nội dung sau:

- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

- Không khí Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Gợi ý

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Trong tình hình đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân lầm than, thống khổ trong cảnh nô lệ, xiềng xích, các thế hệ người Việt Nam đều mong muôn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

Sau thất bại của các phong trào yêu nước từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.

Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành như bao thanh niên lúc bấy giờ thấu hiểu được tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của đồng bào nên đã sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước. Bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy con đường do những người đi trước đã mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của tiền nhân là điều khó khăn nhưng để tìm ra con đường mới phù hợp hơn là một điều khó khăn hơn nhiều.

Với sự mẫn cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không sang Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận đất nước đang cai trị mình để xem sự phát triển vượt bật về kinh tế, văn hóa, chính trị của họ rồi về cứu giúp đồng bào.

Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, trên một tàu buôn của Pháp, người thanh niên yêu nước với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ.