Tác giả, tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Thứ ba , 18/04/2017, 13:04 GMT+7
     

 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

(Nguyễn Công Trứ)

1. Tác giả

+ Sinh năm (1778 - 1858), xuất thân trong một gia đình nho học ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Quá trình trưởng thành: Từ nhỏ cho đến năm 1819 (41 tuổi). Ông sống nghèo khổ. Nhưng thời gian này ông tham gia sinh hoạt, hát ca trù vốn có nguồn gốc ở làng Cổ Đạm gần quê ông.

- Năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên (đổ đầu kì thi Hương và được nhà Nguyễn bổ làm quan.

Ông là người có tài năng, tâm huyết trên nhiều lĩnh vực như văn hoá, kinh tế và quân sự (là một nhà thơ, một võ quan cao cấp, người có công khai khẩn đất lấn biển ở hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình và Tiền Hải - Thái Bình). Con đường làm quan cũng thăng giáng thất thường. Có thòi gian được thãng Tổng đốc Hải An 1832. Có lúc lại bị giáng xuống làm lính biên thuỳ ở Quảng Ngãi. Hiệu là Hi Văn.

- Về sự nghiệp văn chương: Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm và theo thể hát nói, một điệu của ca trù. Nguyễn Công Trứ là người có công đem đến cho hát nói nội dung phù hợp.

2. Tác phẩm

a) Chủ đề

Tác giả tự giới thiệu về tài năng và danh vị xã hội cùng với phong cách sống và bản lĩnh trước sự chìm nổi của mình. Đồng thời khẳng định phong cách ấy.

Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “Ông ngất ngưởng” tiêu biểu cho mẫu người tài tử ở hậu kỳ văn học Trung Đại: quân tử, bản lĩnh, tự tin, kiên trì lý tưởng...

Là sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng tình cảm tự do phóng túng của tác giả.

b) Bố cục

Bài thơ chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn một: 6 câu đầu: Giới thiệu tài năng danh vị xã hội của Nguyễn Công Trứ.

+ Đoạn hai: 12 câu tiếp theo: Phong cách sống khác đời, ngao du giải trí khác người, phẩm chất và bản lĩnh trước những thăng trầm và thế thái nhân tình.

+ Đoạn ba: 1 câu cuối: khẳng định phong cách sống của mình.

 

Tham khảo bài phân tích tại đây:

 Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng 

bai ca ngat nguong