Bài 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước

Chủ nhật , 02/04/2017, 10:00 GMT+7
     

  LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 1

GIẢI BÀI TẬP BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

(Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Khám phá một vài nét về người dân Lạc Việt và Âu Việt

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây (SGK/19, 20).

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Những điểm chung của người dân Lạc Việt và Âu Việt là gì? Họ sống với nhau như thế nào?

c) Quan sát hai hình dưới đây (SGK/20).

Xác định trên lược đồ: khu vực sinh sống của người Lạc Việt, Âu Việt.

Gợi ý:

Người dân Lạc Việt và Âu Việt có những điểm chung về hoạt động sản xuất. Họ biết làm ruộng, chăn nuôi, đánh bắt, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ lao động sản xuất.

Họ sống hòa hợp với nhau. Cuộc sống giản dị, vui tươi, hòa đồng với thiên thiên.

Khu vực sinh sống của người Lạc Việt: sông Hồng, sông Mâ, sông Cả, kinh đô ở Phú Thọ.

Người Âu Việt sống ở các vùng núi phía Bắc, bên cạnh nước Lạc Việt.

 

2. Tìm hiểu sự ra đời của nước Văn Lang và Âu Lạc Thảo luận:

Sau khi đọc đoạn văn trôn, em hãy cho biết: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu? Người đứng đầu nước Âu Lạc gọi là gì?

Gợi ý:

Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người dân Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc.

Kinh đô đóng ở cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

Người đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương.

 

3. Tìm hiểu về đời sống người dân dưới thời Hùng Vương - An Dương Vương.

a) Quan sát các hình võ trên trong đồng và các hiện vật mà các nhà sử học tìm thấy dưới thời Hùng Vương (SGK/22).

b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Em biết trong các hình trên, hình nào nói về hoạt động lao động sản xuất; về ăn, mặc, ở; về các hoạt động vui chơi của người dân thời Hùng Vương.

- Em hãy cho biết đời sông sản xuất, ăn, mặc và vui chơi nhảy múa của người dân thời Hùng Vương.

c) Đọc thông tin dưới đây để bổ sung hiểu biết của em và gạch chân những thông tin mới đối với em (SGK/23).

Gợi ý:

b) - Các hoạt động của người dân thời Hùng Vương được thể hiện trong các hình về:

+ Lao động sản xuất: Lười cày đồng, Rìu lưỡi xéo bằng đồng.

+ Ăn: Muôi (vá, môi) bằng đồng, Đồ gôm thời Hùng Vương, Cảnh giã gạo.

+ Mặc: Vòng trang sức bằng đồng.

+ Ở: Hình nhà sàn.

+ Hoạt động vui chơi: Cảnh người nhảy múa trên thuyền.

- Người dân thời Hùng Vương sống bằng nghề làm ruộng là chính. Họ biết làm bánh, làm mắm, ươm tơ, dệt vải. Họ biết làm vũ khí, nông cụ, đồ trang sức, đóng thuyền. Người Lạc Việt ở nhà sàn, hợp thành các làng, bản. Họ có tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc. Họ biết tô chức nhiều trò chơi trong những ngày lễ hội.

c) Dưới thời Hùng Vương, nghề chính của người Lạc Việt là làm ruộng, trồng lúa nước, khoai, rau đậu, cây ăn quả,... Họ biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy... Ngoài ra, họ còn biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải,...; biết đúc đồng làm công cụ sản xuất, làm giáo mác, mũi tên, trống đồng, làm đồ trang sức; biết nặn nồi niêu, đan rổ, rá, đóng thuyền gỗ... Họ hợp nhau thành các làng bản, ở nhà sàn để tránh thú dữ, thờ thần Đất, thần Mặt Trời.

Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu; phụ nữ thích đeo hoa tai và vòng tay bằng đá, đồng. Trong những dịp hội  làng, mọi người hóa trang, vui chơi, nhảy múa, tổ chức đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên các bãi rộng.

Dưới thời An Dương Vương, cư dân đã biết sử dụng rộng rãi các lười cày đồng, biết rèn sắt, chế tạo được loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên, xây dựng thành Cổ Loa (nay còn di tích ở Đông Anh, Hà Nội).

 

4. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây (SGK/23).

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Em kẻ trục thời gian dưới đây vào vở và đánh dấu X vào ô chỉ mốc thời gian ra đời nước Văn Lang và nước Âu Lạc (SGK/25).

Gợi ý:

Mốc thời gian ra đời nước Văn Lang và nước Âu Lạc.

 

2. Hãy nối tên nước và địa điểm của kinh đô cho đúng.

  Tên nước

 Địa điểm đóng đô

 1. Văn Lang

 2. Âu Lạc

 

 a) Cô Loa (Đông Anh, Hà Nội)

 b) Hoa Lư (Ninh Bình)

 c) Bạch Hạc (Phú Thọ)

Đáp án: Nối tên nước với kinh đô: 1 - c: 2 - a

 

3. Trả lời các cảu hỏi sau:

a) Trình bày hiếu biết của nhóm về nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc.

b) Xem lược đồ thành Cổ Loa (tr.24) và trao đổi với nhau vì sao người ta nói thành này kiên cố.

Gợi ý:

a) Trình bày theo nội dung A - 3. c)

b) Thành Cổ Loa kiên cố vì từ ngoài vào đến trung tâm, thành được thiết kế theo hình xoáy trên ốc. Sát mép các lũy, thành, gò đều có sông, đầm lầy, ao hồ. Các công thành được phân bổ tại những điểm trọng yếu tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh. Chẳng mấy chốc các đầm, phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng.

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Tìm đọc các truyện, tranh, ảnh có liên quan tới thời Hùng Vương - An Dương Vương trên sách, báo,...

Gợi ý:

Có thể tham khảo thêm trên mạng.

 

2. Cùng với sự hỗ trợ của gia đình, em hãy kể tên những cách sản xuất, ăn, mặc, ở, vui chơi, nhảy múa có từ thời Hùng Vương mà vẫn còn lưu lại cho tới ngày nay.

Gợi ý:

Những hoạt động có từ thời Hùng Vương còn lưu lại cho tới ngày nay là: trồng lúa, cây ăn quả; đúc đồng làm công cụ sản xuất, vũ khí; sử dụng đồ gốm; tổ chức các lễ hội hăng năm. 

 

3. Em nên làm gì để ghi nhớ và hành động góp phần vào việc gìn giữ những di tích và phong tục tập quán có từ thời Hùng Vương - An Dương Vương.

Gợi ý:

Để ghi nhớ và hành động góp phần giữ gìn những di tích và phong tục tập quán có từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, em cố gắng học tập thật tốt, tìm hiểu kĩ về lịch sử địa phương, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

 

4. Qua thất bại cua An Dương Vương trước sự xâm lược của Triệu Đà, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

 

Gợi ý:

Qua thất bại của An Dương Vương trước sự xâm lược của Triệu Đà, em rút ra được bài học trong cuộc sống là không bao giờ được chủ quan, luôn phải cẩn thận trước mọi việc.

buoi dau dung nuoc va giu nuoc