Bài 10: Sấm sét đêm giao thừa. Chiến thắng Điện biên phủ trên không

Thứ ba , 04/04/2017, 14:56 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 10

GIẢI BÀI TẬP SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA. CHIẾN THẮNG "ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

A - Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)

a) Lắng nghe thầy / cô giáo giới thiệu và kết hợp quan sát hình (SGK 11/23, 24).

a) Quan sát các hình, kết hợp đọc thông tin dưới đây (SGK 11/24).

b) Thảo luận và trả lời cảu hỏi:

Quân ta đã tấn công vào những địa điểm nào ở Sài Gòn?

c) Quan sát hình và đọc thông tin sau về cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mĩ (SGK 11/25)

g) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Cuộc tấn công của quân ta vào Đại sứ quán Mĩ diễn ra như thế nào?

Gợi ý:

d) Quân ta đã tấn công vào Đại sứ quán Mĩ, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát, Bộ tư lệnh Hải quân,...

g) Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển Đại sứ quán Mĩ, làm sập một mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới Đại sứ quán. Lính Mĩ bảo vệ Đại sứ quán chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tiến công của ta. Địch phải dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mĩ đổ xuống nóc Đại sứ quán để phản kích. Bọn chỉ huy hoảng hốt, bí mật đưa Đại sứ Mĩ chạy khỏi Đại sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiến ở đây đã diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ khiến cho Đại sứ quán Mĩ tê liệt.

 

2. Tìm hiểu cuộc Tống tiến công và nổi dậy ở các đô thị khác.

a) Quan sát lược đồ và các hình 2, 3 (SGK 11/26, 27)

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công những nơi nào nữa?

Gợi ý:

b) Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, Quân giải phóng đã tiến công rộng khắp các tỉnh thành từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Đặc biệt là các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nãng.

 

3. Tìm hiểu vì sao quân đội Mĩ âm mưu dùng không quân hủy diệt Hà Nội năm 1972

a) Đọc đoạn hội thoại trang 27 SGK II.

c) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Âm mưu của Mĩ trong việc dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972 là gì?

Gợi ý:

c) Mĩ dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972 với âm mưu buộc chúng ta tuân theo ý muốn của Mĩ: thỏa hiệp theo những điều khoản có lợi cho Mĩ.

 

4. Tìm hiểu về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

a) Quan sát các hình 8, 9, 10, 11, 12, 13, kết hợp đọc thông tin (SGK 11/28, 29).

a) Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Nêu ấn tượng mạnh nhất của em về 12 ngày đêm chiến đấu của quân dân miền Bắc đập tan cuộc tấn công hủy diệt của không quân Mĩ.

- Tại sao ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?

Gợi ý:

c) - Với lực lượng không quân hùng hậu cùng vũ khí tối tân hiện đại, âm mưu hủy diệt miền Bắc của Mĩ bị đập tan. Mười hai ngày đêm chiến đấu ngoan cường, quân và dân Hà Nội đã lập kì tích trong chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

- Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vì phải nhận thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ, không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

Hãy chọn ý đúng và ghi vào vở.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch, vì:

    Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch.

    Diễn ra đồng loạt ở nông thôn và rừng núi.

    Diễn ra trong đêm giao thừa và những ngày Tết Nguyên đán.

Đáp án:

Diễn ra ở thành phố, thị xã, nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch.

 

2. Quan sát các bức ảnh và bày tỏ suy nghĩ của mình.

a) Quan sát kĩ các bức ảnh hình 14, 15 (SGK 11/31).

b) Trả lời câu hỏi:

Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt khu dân cư, bệnh viện ở miền Bắc nước ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?

Gợi ý:

b) Việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt khu dân cư, bệnh viện ở miền

Bắc nước ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là một hành động vô nhân đạo, không còn tính người, đáng bị lên án.

 

3. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Tại sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

Gợi ý:

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã phá tan “Pháo đài khổng lồ” của Pháp, góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ; chiến thắng 1972, quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt toàn bộ “Pháo đài B52” của Mĩ, góp phần to lớn trong việc thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri.

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Khám phá lịch sử

a) Hãy chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: cuộc tiến công vào Sài Gòn Tết Mậu Thân (1968); trận Điện Biên Phủ trên không”).

b) Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề mà em đã chọn (thông qua sách báo, internet, lời kể của người lớn tuổi, ...) và tạo ra một sản phẩm (bài viết, tranh ảnh sưu tầm) về chủ đề đó.

Gợi ý:

a) Cuộc tiến công vào Sài Gòn Tết Mậu Thân (1968).

b) Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ do Mĩ chiếm đóng.

 

2. Liên hệ thực tế (dành cho các địa phương nơi diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) hoặc trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, hoặc những trường có thể mời các nhân chứng lịch sử kể lại kí ức về các sự kiện đó).

a) Nếu có điều kiện, em hãy đi thăm một trong các di tích lịch sử hoặc bảo tàng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) hoặc trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, hoặc nghe các nhân chứng lịch sử kể lại hồi ức về các sự kiện đó.

b) Ghi chép lại những điều em thấy hay và bổ ích.

Gợi ý

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, 65 Lý Tự Trọng, quận 1 là nơi trưng bày chuyên đề “45 năm Xuân Mậu Thân - Hồi ức từ những hiện vật bảo tàng”. Bảo tàng giới thiệu hơn 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu gồm: Nhóm hiện vật nghi trang giấu vũ khí, tài liệu ở các cơ sở cách mạng chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân; Nhóm hiện vật của các cơ sở phục vụ lực lượng vũ trang chiến đấu; Nhóm hiện vật vận động, tuyên truyền khí thế Mậu Thân; Nhóm hiện vật tài liệu huấn luyện, học tập; Nhóm hiện vật kỉ vật kháng chiến và các ấn phẩm.

Tất cả những hiện vật ấy phản ánh khí thế Mậu Thân hào hùng, sự mưu trí gan dạ của các cán bộ hoạt động nội thành, những giao liên, các gia đình là cơ sở cách mạng đã không ngại nguy nan cất giấu vũ khí, nuôi quân; cùng những hình ảnh chân thật về các chiến công của các đơn vị đặc công, biệt động. Tất cả đã góp phần làm nên một Mậu Thân chấn động toàn thế giới nói chung và nước Mĩ nói riêng.

lich su lop 5 bai 10