Bài 11: Châu Âu
ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 11
GIẢI BÀI TẬP CHÂU ÂU
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu
a) Em đã biết gì về châu Âu?
b) Quan sát hình 1 bài 9 (SGK 11/56) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Chỉ châu Âu trên lược đồ.
- Châu Âu nằm ở phía nào so với châu Á và châu Phi?
- Châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
- So sánh diện tích của châu Âu với châu Á và châu Phi.
c) Quan sát hình 1 (SGK 11/74) và đọc bảng 1 (bài 9, SGK 11/56) để hoàn thiện câu trả lời.
Gợi ý:
b) - Châu Âu có màu hồng trên lược đồ.
- Châu Âu nằm ở phía Tây so với châu Á và phía Bắc so với châu Phi.
- Châu Âu tiếp giáp châu Á, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
- Diện tích châu Âu gần bằng ¼ diện tích châu Á và bằng 1/3 diện tích châu Phi.
2. Tìm hiểu địa hình và cảnh quan thiên nhiên của châu Âu.
Quan sát các hình 1, 2 (SGK 11/74) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Đọc tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu ở hình 1.
- So sánh diện tích của đồng bằng so với diện tích của đồi núi ở châu Âu.
- Hệ thống núi cao nằm ở phía nào (bắc hay nam, đông hay tây) của châu Âu?
- Tìm trên hình 1 các chữ cái a, b, c, d và cho biết các cảnh thiên nhiên a, b, c, d ở hình 2 được chụp tại những nơi nào của châu Âu.
Gợi ý:
- Đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Trung Âu, đồng bằng Tây Âu.
Dãy núi Xcan-đi-na-vi, dãy Ư-ran, dãy Các-pat, dãy An-pơ, dãy Cáp- ca, sông Von-ga, sông Đa-nuýp.
- Ở châu Âu, diện tích đồng bằng chiếm 2/3 diện tích đồi núi chiếm 1/3.
- Hệ thống núi cao nằm ở phía nam.
- a) Dãy An-pơ ở phía nam châu Âu; b) đồng bằng Trung Âu ở giữa trung tâm châu Âu, giáp biển Ban-tích; c) Phi-o ở bán đảo Xcan- đi-na-vi ở phía Bắc; d) rừng lá kim ở đông bắc châu Ầu.
3. Tìm hiểu khí hậu và thực vật châu Âu.
a) Đọc thông tin trong khung (SGK 11/75)
b) Trả lời các câu hỏi:
- Châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?
- Rừng cây lá kim tập trung ở khu vực nào của châu Âu?
- Rừng cây lá rộng có nhiều ở vùng nào của châu Âu?
c) Quan sát hình 3 (SGK 11/75, 76) và trả lời câu hỏi:
- Theo em, từng ảnh trong hình 3 thể hiộn mùa nào trong các mùa: xuân, hạ, thu, đông? Vì sao?
- Có thể dùng màu sắc nào để mô tả cho từng mùa: xuân, hạ, thu, đông ở châu Âu?
Gợi ý:
- Châu Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới.
- Rừng cây lá kim tập trung ở vùng phía bắc và trên các sườn núi cao.
- Rừng cây lá rộng có nhiều ở đới ôn hòa thuộc Tây Âu.
- Các mùa trong ảnh: (a) xuân, (b) hạ, (c) thu, (d) đông.
- xuân - đỏ rực, hạ - xanh um, thu - vàng ôi, đông - trắng xóa.
4. Tìm hiểu dân cư của châu Âu.
a) Đọc bảng 2 (bài 9) và trả lời câu hỏi:
- Dân số của châu Âu là bao nhiêu?
- Hãy so sánh số dân của châu Âu với số dân châu Á.
b) Quan sát hình 4 (SGK 11/76, 77), nhận xét về màu da của người dân châu Âu.
Gợi ý:
a) - Dân số của châu Âu là 740 triệu người.
- Số dân ở châu Âu gần bằng 1/6 số dân ở châu Á.
b) Người dân châu Âu có màu da trắng.
5. Đọc và ghi vào vở.
Đọc kĩ đoạn văn sau (SGK 11/77).
Ghi tóm lược điều em học được từ đoạn văn vào vở.
Gợi ý:
b) Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, thuộc đới khí hậu ôn hòa, có bốn mùa với cảnh thiên nhiên khác biệt. Đa số dân cư châu Âu là người da trắng, được phân bố khá đều trên lãnh thổ, phần lớn sông trong các thành phố.
B. Hoạt động thực hành
1. Chơi trò chơi: “Ai nhanh? Ai đúng?”
a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập Lược đồ tự nhiên châu Âu như hình 5 (SGK 11/78) và các thẻ như hình 6 (SGK 11/79).
Bắc Băng Dương |
Đại Tây Dương |
Địa Trung Hải |
Châu Á |
Châu Phi |
Hình 6. Các thẻ chữ
b) Khi giáo viên hô: “Bắt đầu!”, các nhóm xếp thẻ vào đúng vị trí các châu lục hay biển, đại dương trên lược đồ.
Gợi ý:
Trò chơi: “Ai nhanh? Ai đúng?”
Hình 5. Lược đồ tự nhiên châu Âu
2. Làm việc với phiếu học tập
a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập phiếu học tập theo mẫu dưới đây:
PHIẾU HỌC TẬP
1. Đọc kĩ các câu từ (1.1) đến (1.6) trong khung chữ dưới đây và gạch chân các câu trả lời đúng.
1.1. Châu Âu có phần lớn diện tích là đồng bằng.
1.2. Hệ thống núi cao ở châu Âu tập trung ở phía đông.
1.3. Phần lớn châu Âu thuộc đới khí hậu hàn đới.
1.4. Châu Âu có hai loại rừng chủ yếu: rừng cây lá kim, rừng cây lá rộng.
1.5. Châu Âu, cây cối xanh tốt quanh năm.
1.6. Dân cư châu Âu chủ yếu là người da màu và sống ở các thành phố.
2. Điền vào các chỗ chấm (...) để hoàn thành các câu trong khung chữ sau:
Châu Âu có khí hậu ôn hòa, bôn mùa thể hiện rõ rệt. Mỗi mùa có một sắc màu riêng. Mùa (1)..., cây cối đâm chồi, nảy lộc, hoa đua nở. Mùa (2) ... cây cối (3) ... tốt. Mùa (4) ..., cây cối bắt đầu ngả sang màu (5) ... và rụng lá. Mùa (6) ... lạnh giá, tuyết phủ (7) ... khắp nơi.
b) Hoàn thành phiếu học tập.
Đáp án:
b) 1. Gạch chân các câu: 1.1; 1.4
2. Thứ tự cần điền: (1) xuân, (2) hạ, (3) xanh, (4) thu, (5) vàng, (6) đông, (7) trắng.
3. Làm hướng dẫn viên du lịch
a) Thảo luận và sắp xếp các bức tranh và các thông tin đã sưu tầm về châu Âu theo một trong hai chủ đề: thiên nhiên/con người.
b) Xây dựng dàn ý của bài thuyết minh và giới thiệu,
d) Đại diện nhóm thuyết minh, giới thiệu trước lớp.
Đáp án:
Thiên nhiên châu Âu.
Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, thuộc đới khí hậu ôn đới, phía Đông giáp châu Á, ba phía còn lại giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Bờ biển của châu Âu bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo thành nhiều bán đảo. Nhiều dãy núi trẻ tập trung ở phía nam với đỉnh nhọn, cao, sườn dốc; những dãy núi già phân bố ở phía bắc với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. Địa hình đồng bằng kéo dài từ Tây sang
Đông, chiếm 2/3 diện tích châu Âu, tương đối bằng phẳng. Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới; riêng phía Tây có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía Đông do dòng biển nóng của Bắc Đại Tây Dương đưa hơi ẩm tiến sâu vào trong lục địa. Châu Âu có mật độ sông ngòi dày đặc; thực vật phân bô' thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa: ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, vùng nội địa có rừng lá kim.
C. Hoạt động ứng dụng
Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều mà em thích nhất khi học về châu Âu.
Gợi ý:
Khi học về châu Âu, em thích nhất về tự nhiên ở đây. Châu Âu được thiên nhiên ưu đãi với 2/3 diện tích là đồng bằng; khí hậu ôn hòa với bốn mùa rõ rệt; có nhiều phong cảnh đẹp.