Bài 19: Biểu thức có hai chữ. Tính chất giao hoán của phép cộng

Thứ ba , 25/04/2017, 11:33 GMT+7
     

 TOÁN LỚP 4 BÀI 19

GIẢI BÀI TẬP BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ.

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

A. Hoạt động cơ bản

1. Chơi trò chơi “Thay chữ bằng số”:

(Chuẩn bị 2 quân súc sắc có màu khác nhau, chẳng hạn màu trắng và màu vàng, các thẻ số, kẻ bảng ghi kết quả cộng)

Mỗi nhóm có một tấm bìa như dưới đây:

 a

 +

 b

 =

 

Cách chơi như sau:

- Lần lượt từng bạn gieo 2 quân súc sắc, đếm số chấm xuất hiện ở từng quân súc sắc, chẳng hạn xuất hiện 5 chấm ở quân súc sắc trắng, 3 châm ở quân súc sắc vàng.

- Lấy các thẻ số tương ứng đặt đè lên hai chữ a, b trong tấm bìa (tức là lấy thẻ số 5 đặt đè lên ô chữ a, lấy thẻ số 3 đặt đè lên ô chữ b).

- Tính (5 + 3 = 8) và ghi kết quả vào bảng (theo mẫu). (SGK/72)

Gợi ý:

  a

 b

 a + b

 5

 3

 8

  6

 4

 10

 2

 5

  7

 1

 4

 5

 

 

2. Điền tiếp vào chỗ chấm trong bảng (SGK/72)

Gợi ý: 

  a

 b

 a + b

 3

 2

 5

 4

 0

 4

 6

 10

 16

 

 

3. Viết tiếp vào chỗ chấm:

a) Giá trị của biểu thức a + b với a = 4 và b = 2 là ...

b) Giá trị của biểu thức b + a với a = 4 và b = 2 là ...

c) Giá trị của biểu thức a - b với a = 8 và b = 5 là ...

d) Giá trị của biểu thức m X n với m = 5 và n = 9 là ...

Gợi ý:

a) 6;

b) 6;

c) 3;

d) 45

 

5. Nêu kết quả tính:

a) 468 + 379 = 847

    379 + 468 = ...

b) 6509 + 2876 = 9385

    2876 + 6509 = ...

Gợi ý:

a) 468 + 379 = 847 

   379 + 468 = 847

b) 6509 + 2876 = 9385 

   2876 + 6509 = 9385

 

B. Hoạt động thực hành

1. Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu) (SGK/74)

Gợi ý:

 a

 b  

 a + b

 b + a

 a - b

 a x b

 a : b

 6

 3

  6 + 3 = 9

 3 + 6 = 9

 6 - 3 = 3

 6 x 3 = 18

 6 : 3 = 2

 10

 2

 10 + 2 = 12

 2 + 10 = 12

 10 - 2 = 8

 10 x 2 = 20

 10 : 2 = 5

 12

 3

 12 + 3 = 15

 3 + 12 = 15

 12 - 3 = 9

 12 x 3 = 36

 12 : 3 = 4

 30 

 3

 30 + 3 = 33

 3 + 30 = 33

 30 - 3 = 27

 30 x 3 = 90

 30 : 3 = 10

 

 

2. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

a) Giá trị của biểu thức a + b với a = 3 và b = 10 là ...

b) Giá trị của biểu thức a - b với a = 25 và b = 10 là ...

c) Giá trị của biểu thức m x  n với m = 3 và n = 7 là ...

d) Giá trị của biểu thức c : d với c = 18 và d = 3 là ...

Gợi ý:

a) 13;

b) 15;

c) 21;

d) 6

 

3. Tính giá trị của biểu thức a - b nếu:

a) a = 23 và b = 10;

b) a = 17cm và b = 8cm;

c) a = 25kg và b = 10kg.

Gợi ý:

a) Nếu a = 23 và b = 10 thì a - b = 23 - 10 = 13

b) Nếu a = 17cm và b = 8cm thì a - b = 17cm - 8cm = 9cm

c) Nếu a = 25kg và b = 10kg thì a - b = 25kg - 10kg = 15kg

 

4. Viết vào ô trống (theo mẫu) (SGK/75)

Gợi ý:

 m

 12

 28

 60

 70

 n

 3

 4

 6

 10

 m x n

 36

 112

 360

 700

 m : n

 4

 7

 10

 7

 

5. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) 48 + 12 = 12 + ...

    37 + 198 = ... + 37

    ... + 73 = 73 + 216

 

b) p + q = q + ...

    26 + 0 = ... + 26

    m + 0 = ... + m

Gợi ý:

a) 48 + 12 = 12 + 48

   37 + 198 = 198 + 37

   216 + 73 = 73 + 216

b) p + q = q + p

   26 + 0 = 0 + 26

   m + 0 = 0 + m

 

6. Điền dấu > < =

a) 2975 + 3216 ... 3216 + 2975

    2975 + 3216 ... 3216 + 3000

    2975 + 3216 ... 3216 + 2900

b) 8264 + 925 ... 925 + 8400

    8264 + 925 ... 900 + 8264

    925 + 8264 ... 8264 + 925

Gợi ý:

a) 2975 + 3216 = 3216 + 2975 

    2975 + 3216 < 3216 + 3000 

    2975 + 3216 > 3216 + 2900

a) 8264 + 925 < 925 + 8400 

    8264 + 925 > 900 + 8264 

 

    925 + 8264 = 8264 + 925

 

C. Hoạt động ứng dụng

Em nghĩ ra biểu thức chứa hai chữ rồi cùng bố, mẹ tính giá trị biểu thức khi thay hai chữ bằng các số khác nhau.

Gợi ý:

m x n. Nếu m = 12 và n = 4 thì m x n =12 x 4 = 48

toan lop 4 bai 19