Bài 2: Nước ta đầu thế kỉ XX và công cuộc tìm đường cứu nước

Thứ ba , 04/04/2017, 14:52 GMT+7
     

  LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 2

GIẢI BÀI TẬP NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

A. Hoạt động cơ bản

1. Khám phá biến đổi về kinh tế ở nước ta đầu thế kỉ XX

Đọc kĩ đoạn hội thoại trang 12, 13 SGK.

Quan sát các hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi (SGK/13).

Các hình ảnh dưới đây thể hiện sự biến đổi gi ở nước ta đầu thế kỉ XX?

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Thực dân Pháp thực hiện những điều nêu trên để làm gì? Hãy ghi ý đúng vào vở.

   Để cướp bóc tài nguyên khoáng sản chở về Pháp hoặc bán cho các nước khác.

   Để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta.

   Để phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở các đô thị.

   Để phục vụ vận chuyển hàng hóa và đi lại.

   Để khai hóa văn minh cho Việt Nam.

Gợi ý:

c) Các hình ảnh ở trang 13 SGK thể hiện sự biến đổi về kinh tế ở nước ta đầu thế kỉ XX.

d) - Để cướp bóc tài nguyên khoáng sản chở về Pháp hoặc bán cho các nước khác.

- Để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta.

- Để phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở các đô thị.

- Để phục vụ vận chuyến hàng hóa và đi lại. 

 

2. Khám phá những biến đổi trong xã hội nước ta đầu thế kỉ XX

Đọc kĩ đoạn hội thoại trang 14 SGK.

Cùng nhau làm bài tập sau:

Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam hình thành những giai cấp, tầng lớp mới nào? Hãy ghi ý đúng vào vở.

   Trí thức, công chức, tư sản, dân thành thị. 

   Tư sản, địa chủ, tiếu tư sản.

   Trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân.

Gợi ý:

c) Trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân. Tình cảnh của người nông dân

Tình cảnh của người công nhân

- Mất ruộng đất, nghèo đói.

- Nhà cửa là những túp lều, bằng đất trát lợp rạ.

- Thân thể gầy còm, kéo cày thay trâu bò.

- Làm việc lúc nhúc trong hầm mỏ.

- Cuốc than băng đôi tay gầy còm.

- Những đứa trẻ trạc 10 tuổi thân hình bé tí, mệt nhọc sắp kiệt quệ, than bụi bám đen, còng lưng đẩy những xe goòng. 

 

3. Tìm hiểu về tình cảnh của công dân và nông dân Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa.

Đọc hai đoạn tư liệu lịch sử dưới dây và kết hợp quan sát hình 5 trang 15 SGK.

Thảo luận và điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập trang 16 SGK.

Gợi ý:

PHIẾU HỌC TẬP

  Tình cảnh của người nông dân

 Tình cảnh của người công nhân

 - Mất ruộng đất, nghèo đói.

 - Nhà cửa là những túp lều, bằng đất trát lợp rạ.

 - Thân thể gầy còm, kéo cày thay trâu bò.

 - Làm việc lúc nhúc trong hầm mỏ.

 - Cuốc than băng đôi tay gầy còm.

 - Những đứa trẻ trạc 10 tuổi thân hình bé tí, mệt nhọc sắp kiệt quệ, than bụi bám đen, còng lưng đẩy những xe goòng.

 

4. Tìm hiểu về Phan Bội Châu.

Đọc thông tin sau trang 16 SGK.

Kết hợp với đọc đoạn thơ của Phan Bội Châu viết về Nhật Bản, thảo luận và trả lời câu hỏi:

“Cờ độc lập đứng đầu phất trước,

Nhật Bản kia vốn nước đồng văn.

Á Đông mở hội Duy tân,

Nhật hoàng là đấng anh quân ai bì”.

- Phan Bội Châu là người thế nào?

- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp?

Gợi ý:

b) - Phan Bội Châu là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

- Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp vì ông nhận thấy Nhật Bản trước đây là nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trơ nên cường thịnh.

Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là nước châu Á (“đồng văn, đồng chủng”, tức là cùng văn hóa Á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp).

 

5. Tìm hiểu về phong trào Đông du.

Đọc đoạn thông tin trang 17 SGK.

Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập (trang 18 SGK).

Gợi ý:

b) PHIẾU HỌC TẬP

  Câu hỏi

 Trả lời

 Thanh niên Việt Nam (trong phong trào Đông du) sang Nhật Bản học tập trong điều kiện như thế nào?

 Thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập trong điều kiện vô cùng khó khăn. Cuộc sống của họ hết sức gian khổ, ăn đói, nhà trọ chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Họ phải làm nhiều nghề, đánh giày, rửa bát để có tiền ăn học.

 Tại sao trong điều kiện ấy, họ vẫn hăng say học tập?

 Họ hăng say học tập, mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.

 

6. Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Bác Hồ.

Đọc kĩ đoạn văn trang 18, kết hợp với quan sát hình ảnh trang 19 SGK.

Thảo luận, chép vào vở và điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong đoạn văn trang 19 SGK.

Gợi ý:

b) Bác Hồ lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Lúc bây giờ, các thế hệ người Việt Nam đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Thấu hiểu tình cánh đất nước và nỗi khổ của đồng bào nên Nguyễn Tất Thành đã sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước. 

 

7. Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

* Tìm hiểu vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm đường cứu nước

Đọc kĩ đoạn hội thoại trang 20 SGK.

Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối?

* Tìm hiểu ý chí quyết tâm ra đi tìm dường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành.

Đọc kĩ đoạn thông tin dưới đây, kết hợp quan sát các hình ảnh trang 21, 22 SGK

Thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập (trang 22 SGK).

Gợi ý:

* Nguyễn Tất Thành muốn tìm đường cứu nước

c) Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối vì dựa vào một nước tư bản để đánh đuổi một nước tư bản khác là điều rất nguy hiểm; yêu cầu một chủ nghĩa Thực dân làm cho dất nước ta giàu có, văn minh là điều không thể thực hiện được.

* Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành

PHIẾU HỌC TẬP

 Câu hỏi

 Trả lời

 Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

 Trong bối cảnh nước mất nhà tan, nhân dân phải sống trong sự áp bức tàn bạo, lầm than và tủi nhục, Nguyễn Tất Thành thâu hiểu tình cảnh của đất nước và nỗi thống khổ của phận nô lệ. Người đá sớm nuôi ý chí giải phóng đất nước.

 Quyết tâm ra đi tìm dường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nào?

 Với lòng hăng say và nhiệt thành, Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, bất chấp những khó khăn, muôn vàn hiểm nguy trước mắt. Ngày 5-6-1911, anh Thành xưng tên là Văn Ba làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp rời quê hương.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Làm các bài tập sau vào vở

1.1. Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK/13) và hình 13 (SGK/13), sau đó hoàn thành bài tập vào vở.

Những hình ảnh đó thể hiện sự chuyển biến nào trong nền kinh tế nước ta những năm đầu thế kỉ XX? Hãy nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp (SGK/24).

1.2. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện nhiều khuynh hướng cứu nước, giành độc lập dân tộc. Hãy nối tên nhân vật lịch sử với một khuynh hướng cứu nước phù hợp (SGK/24).

1.3. Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (SGK/25), theo em hình nào có liên quan đến sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

Gợi ý:

1.2 

 

1.2

 

1.3. Hình 2, hình 3

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Hãy kể tên các trường học, tên phố, tên làng... mà em biết liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

Gợi ý:

- Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12 - TP.HCM), trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), trường THCS Phan Đình Phùng (Đà Nẵng)

- Đường Tôn Thất Thuyết (quận 1/TP.HCM), đường Phan Bội Châu (quận Bình Thạnh - TP.HCM), đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận - TP.HCM), đường Phan Châu Trinh (Hà Nội)

 

2. Hãy viết bài giới thiệu về một chuyến tham quan di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.

Gợi ý

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Từ xa nhìn vào, tòa nhà có đôi rồng trên nóc.

Nơi đây, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã trở về giải phóng dân tộc, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà có 9 phòng trưng bày và 2 phòng kho chứa tài liệu, hiện vật ngoài trời. Trong 9 phòng trưng bày có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 3 phòng trưng bày chuyên đề thời sự.

Đây còn là nơi hội họp, gặp gỡ lí tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi.

lich su lop 5 bai 2