Bài 5: Nước Đại Việt thời Trần

Chủ nhật , 02/04/2017, 11:31 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 5

GIẢI BÀI TẬP NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN

(Từ năm 1226 đến năm 1400)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

a) Các nhóm lắng nghe thầy/cô giáo kể chuyện (SGK/54).

b) Trao đổi để đi đến thống nhất: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

Gợi ý:

b) Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, quân xâm lược phương Bắc luôn rình rập.

Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng, mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng (đầu năm 1226). Nhà Trần được thành lập.

 

2. Tìm hiểu vì sao nhà Trần quan tâm tới sự phát triển nông nghiệp và quân đội.

a) Đọc đoạn văn sau (SGK/54, 55).

b) Trao đổi, đi đến thống nhất về việc xây dựng quân đội và sự phát triển nông nghiệp dưới thời Trần. Sau đó, nhóm cố gắng trao đổi xem các việc làm trên nói lên điều gì về thời nhà Trần.

Gợi ý:

b) Để củng cố, xây dựng đất nước, nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

Ngoài các chức quan tương tự như ở thời Lý, nhà Trần lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều; Khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất; Đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.

Các việc làm trên cho biết nhà Trần rất coi trọng quốc phòng và phát triển kinh tế nông nghiệp.

 

3. Tìm hiểu về nhà Trần và việc đắp đê.

a) Đọc đoạn văn sau (SGK/55).

b) Trao đổi để trả lời câu hỏi:

- Bức tranh trên tả về cảnh đắp đê như thế nào?

- Việc đắp đê chống lụt dưới thời nhà Trần diễn ra như thế nào?

- Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích gì?

Gợi ý:

b) - Bức tranh tả cảnh đắp đê rất quy mô và khẩn trương.

- Việc đắp đê chống lụt dưới thời nhà Trần diễn ra trên khắp cả nước, đắp đê từ đầu nguồn những con sông lớn cho đến cửa biến; không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê khi có lũ lụt.

- Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, phát triển nông nghiệp, đời sống người dân được ấm no.

 

4. Tìm hiểu tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần.

a) Các nhóm nghe thầy/cô giáo giới thiệu (SGK/55, 56).

b) Đọc đoạn văn và quan sát bức tranh sau (SGK/56).

c) Trao đổi, đi đến thống nhất:

- Mô tả bức tranh cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng: Quang cảnh ngôi điện Diên Hồng như thế nào? Có những ai trong điện? Hành động của những người trong điện Diên Hồng như thế nào?

- Những chi tiết nào trong đoạn văn trên nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân Mông - Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần?

Gợi ý:

c) - Ngôi điện Diên Hồng được bày biện đơn sơ nhưng không kém phần trang trọng. Mọi người tề tựu đông đủ, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

Trong điện, chủ trì hội nghị là vua Trần, xung quanh là các tướng lĩnh và rất đông các bô lão.

Khí thế đánh giặc hừng hực lan tỏa khắp điện. Cả điện rung chuyến bơi tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!” Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hương ứng.

- Những chi tiết nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân Mông - Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần:

Khi vua hỏi nên hòa hay nên đánh, Trần Thủ Độ trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, các bô lão đồng thanh hô to: “Đánh!”, Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ, các binh sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”, Trần Quốc Toản nhỏ tuổi vì tức giận quân giặc và không được vào Hội nghị Bình Than nên đã bóp nát quả cam mà không hay biết.

 

5. Tìm hiểu tổ chức kháng chiến của quân dân nhà Trần và kết cục của cuộc kháng chiến.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây (SGK/57).

b) Trao đối, để đi đến thống nhất:

- Cách đánh giặc của quân dân nhà Trần như thế nào?

- Sự tài giỏi trong cách đánh giặc của quân dàn nhà Trần được thể hiện như thế nào?

- Những chi tiết nào nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến?

Gợi ý:

b) - Cách đánh giặc của quân dân nhà Trần rất thông minh, mưu lược.

- Sự tài giỏi trong cách đánh giặc của quân dân nhà Trần được thể hiện theo từng tình hình.

Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế “Vườn không nhà trông”, chủ động rút khỏi kinh thành. Giặc vào được Thăng Long nhưng không tìm thầy một bóng người, một chút lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm mệt mỏi, đói khát. Giặc yếu dần vì xa hậu phương; vũ khí, lương thực ngày một thiếu, khí thế hung hãn ngày càng giảm.

Chính lúc đó, quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long và các điểm trọng yếu khác của chúng.

- Những chi tiết nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến:

+ Lần thứ nhất: chúng cắm cổ rút chạy.

+ Lần thứ hai: tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát.

+ Lần thứ ba: quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt chúng.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Hãy điền dấu X vào ô trống trước ý đúng.

Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa?”, tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của:

    Các tướng lĩnh.

    Các binh sĩ.

    Các bô lão.

Đáp án: Các bô lão.

 

2. Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp.

   A

  B

 1. Bô lão

  a) Thích vào tay hai chữ “Sát Thát”

 2. Trần Hưng Đạo

  b) Viết “Hịch tướng sĩ”

 3. Binh sĩ

  c) Họp ở điện Diên Hồng

Đáp án: Nối cột A với cột B.

1 - c; 2 - b; 3 - a

 

3. Cùng nhau hoàn thành bảng: (SGK/59).

Gợi ý:

  Ba lần kháng chiến 

 Kết cục của quân Mông - Nguyên

 Lần thứ nhất

 Chúng cắm cổ rút chạy về nước.

 Lần thứ hai

 Tướng giặc phải chui ống đồng trốn thoát về nước.

 Lần thứ ba

 Chúng bị tiêu diệt trên sông Bạch Đằng.

 

nuoc dai viet thoi tran lich su lop 4 bai 5