Bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê

Chủ nhật , 02/04/2017, 11:57 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 7

GIẢI BÀI TẬP CHIẾN THẮNG CHI LĂNG VÀ NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ

(Thế kỉ XV)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu đôi nét về Lê Lợi và bối cảnh trận Chi Lăng.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại sau đây (SGK/10, 11).

b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Vì sao Liễu Thăng kéo quân vào nước ta?

- Quân địch tiến vào nước ta theo đường nào?

Gợi ý:

b) - Liễu Thăng kéo quân vào nước ta để cứu viện cho quân

Minh bị quân khởi nghĩa của Lê Lợi bao vây tại Đông Quan.

- Quân địch tiến vào nước ta theo đường bộ qua ải Chi Lăng ở Lạng Sơn.

 

2. Tìm hiểu về diễn biến và ý nghĩa của trận Chi Lăng.

a) Đọc đoạn văn sau kết hợp quan sát lược đồ trận Chi Lăng (SGK/11).

b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Trình bày trên lược đồ diễn biến chính của trận Chi Lăng.

- Quân Minh đã thất bại ở trận Chi Lăng như thế nào?

- Trận Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?

Gợi ý:

b) - Mờ sáng, Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.

Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị bịnh tối tăm mặt mũi. Liều Thăng bị giết. Quân đội theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông  ra tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ.

- Hàng vạn quân giặc bị giết, số còn lại rút chạy. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan bị tan vỡ. Quân Minh ở Đông Quan phải xin hàng và rút về nước.

- Chiến thắng Chi Lăng là một trong những trận đánh quyết định sự thắng lợi của quân khởi nghĩa Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

 

3. Khám phá về quyền hành của nhà vua thời Hậu Lê.

a) Đọc đoạn văn và quan sát hình sau (SGK/12, 13).

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Vì sao nói: Dưới thời Hậu Lê, vua có quyền lực tuyệt đối?

Gợi ý:

b) Dưới thời Hậu Lê, vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là Tổng chỉ huy quân đội. Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện.

 

4. Tìm hiểu về việc tố chức quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê.

a) Đọc kĩ đoạn hội thoại sau (SGK/13).

c) Thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì đế tổ chức quản 11 đất nước?

Gợi ý:

c) Để tổ chức quản lí đất nước, nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ đất nước và soạn Bộ luật Hồng Đức.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Làm bài tập

1.1. Đọc các câu sau rồi sắp xếp và ghi vào vở theo thứ tự thích hợp (a, b, c,...) về diễn biến trận Chi Lăng.

a) Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử kị binh của địch vào trận địa.

b) Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh cua ta tấn công.

c) Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng.

d) Khi quân địch vào trận địa, từ hai bên sườn núi, quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.

e) Hàng vạn quân Minh bị giết, sô còn lại rút chạy.

1.2. Tìm hiểu và ghi vào vở câu trả lời cho câu hỏi sau: Nhà Hậu Lê đã làm gì để tổ chức quản lí đất nước? 

Đáp án:

Làm bài tập

1.1. c - a - d - b - e.

1.2. Nội dung 4.c. 

 

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

1. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và các bạn, em tìm hiểu thêm về Lê Lợi, Nguyễn Trãi - những người lãnh đạo chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Gợi ý:

- Lê Lợi

Khi Lê Lợi được sinh ra thì thần sắc tinh anh, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, tiếng nói như chuông, dáng đi uy vũ.

Năm 1418, Lê Lợi cùng những hào kiệt chính thức phất cờ khởi nghĩa. Ông tự xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân chúng cùng tham gia khơi nghĩa và giành được thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428.

- Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ sau khi đỗ Thái học sinh năm 1400. Khi đất nước rơi vào ách đô hộ của giặc Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông trở thành mưu sĩ của Lê Lợi trong việc sắp xếp chiến lược cũng như soạn thảo các văn bản ngoại giao với quân Minh. Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tướng Việt Nam.

 

2. Em có biết tên của các nhân vật lịch sử: Lê Lợi, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi,... được đặt tên cho trường học, đường phố, tên xã, phường,... nào không? Em hãy kể cho các bạn biết.

Gợi ý:

- Đường Lê Lợi ở Quận 1. (Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh).

- Trường Trung học phổ thông cơ sở Lê Lợi ở Quận 3.

- Đường Nguyễn Trãi ở Quận 1 và Quận 5.

lich su lop 4 bai 7 chien thang chi lang va nuoc dai viet buoi dau thoi hau le