Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1945)

Thứ ba , 04/04/2017, 14:54 GMT+7
     

 LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 7

GIẢI BÀI TẬP TỪ SAU CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI ĐẾN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1945)

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu vể Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (nảm 1951)

a) Quan sát hình (SGK/71) và đọc thông tin trang 72 SGK.

b) Trả lời câu hỏi:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?

Gợi ý:

b) Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi phải đẩy mạnh tinh thần yêu nước, tăng cường thi đua, chia ruộng đất cho nông dân. Đại hội đánh dấu sự trưởng thành của Đảng và bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

2. Khám phá các hoạt động sản xuaát và văn hóa - giáo dục ở hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới

a) Quan sát hình 2, 3 và đọc thông tin trong sơ đồ để trả lời câu hỏi (SGK/72).

- Nêu những hoạt động chủ yếu của hậu phương sau chiến thắng Biên giới.

- Việc Bác Hồ thăm công binh xưởng nói lên điều gì?

- Hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm giữa quân với dân trong kháng chiến thông qua hình ảnh Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp.

b) Quan sát hình và đọc thông tin, thảo luận dể trả lời câu hỏi (SGK/73).

Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952) có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?

Gợi ý:

a) - Những hoạt động chủ yếu của hậu phương sau chiến thắng Biên giới là thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến; các trường Đại học Sư phạm, Đại học Y đào tạo cán bộ phục vụ cho chiến trường về mặt quân y; học sinh phổ thông vừa học tập, vừa hăng hái tham gia sản xuất góp phần cho kháng chiến thắng lợi.

- Việc Bác Hồ thăm công binh xưởng cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Bác trong việc chế tạo vũ khí, củng cố quân sự phục vụ cho chiến đấu.

- Tình cảm giữa quân với dân trong kháng chiến thật khăng khít. Trong thời gian chưa chiến đấu, bộ đội nhiệt tình, ân cần giúp dân cấy lúa, làm nông vụ; còn người dân hăng say thi đua sản xuất để phục vụ cho tiền tuyến.

b) Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần yêu nước, hăng say chiến đấu, đánh đuổi giặc Pháp. 

 

3. Cùng tìm hiểu vể tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

a) Đọc đoạn văn và xác định vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên lược đồ (SGK/74).

Gợi ý:

a) Tập đoạn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Tây Bắc, dưới tỉnh Lai Châu và giáp với biên giới nước Lào. 

 

4. Tìm hiểu vể sự chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

a) Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, 8 (SGK/75).

b) Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy cho biết quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Em có nhận xét gì về tinh thần của nhân dân ta trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua hai hình: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và Bộ đội ta kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ?

Gợi ý:

b) - Trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ là giành thắng lợi trong chiến dịch này.

Để chuẩn bị cho chiến dịch, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng chiên đấu với tinh thần cao nhất. Đoàn xe thồ từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... lên Điện Biên Phủ. Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa, hàng vạn tấn vũ khí được chuyến vào mặt trận.

 

5. Tìm hiếu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

a) Đọc thông tin và quan sát hình 9, 10, 11, 12, 13 (SGK/76, 77).

b) Thảo luận và trả lời các câu hồi:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc của chiến dịch.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

- Hành động của anh Phan Đình Giót trong trận đánh ở Him Lam thể hiện điều gì?

Gợi ý:

b) - Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt. Ngày 13-3-1954 bắt đầu và kết thúc chiến dịch vào ngày 7-5-1954.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò là Tổng tư lệnh chiến dịch.

- Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh Phan Đình Giót đế đồng đội xông lên tiêu diệt địch trong trận đánh ở Him Lam thể hiện tinh thần quả cảm, quyết tâm tiêu diệt giặc của anh. Sự hi sinh cao cả ấy đã góp phần vào thắng lợi cua chiến dịch.

 

6. Khai thác thông tin về ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.

a) Quan sát hai hình 14, 15 và đọc các ý kiến trang 78 SGK.

b) Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Gợi ý:

b) Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử... Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

- Điện Biên Phủ là một chiến thắng thay đổi lịch sử. Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hừu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới.

- Thất bại của người Pháp tại Điện Biên Phủ khiến Pháp phải mau chóng chấm dứt sự cai trị ở Đông Dương cũng như sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc các câu sau đây, ghi những câu đúng vào vở:

a) Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp vào tháng 2 - 1951.

b) Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra cuôì năm 1953.

c) Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc đã bầu được 7 anh hùng trong phong trào thi đua yêu nước.

d) Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

e) Điện Biên Phủ là thung lũng ở phía đông bắc của Việt Nam.

g) Trung ương Đảng và Bác Hồ nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phú.

h) Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3-1954 đên ngày 7-5-1954, được chia làm 3 đợt.

Đáp án: Những câu đúng ghi vào vở: a, c, d, g, h

 

2. Trả lời câu hỏi sau (ghi đáp án vào vở):

Sau năm 1950, hậu phương của ta phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?

Gợi ý:

Sau năm 1950, hậu phương của ta phát triển đã tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

3. Tô màu vào các mũi tên chỉ hướng tấn công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ (dùng ba màu để phân biệt ba đợt tấn công).

a) Trưởng nhóm đến góc học tập lấy Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (lược đồ với các mũi tên chưa có màu) theo mẫu trang 80 SGK.

Gợi ý:

Hình 16. Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ

 

4. Hoàn thiện phiếu học tập.

a) Trưởng nhóm đến góc học tập lấy phiếu học tập (SGK/81).

b) Thảo luận và điền thông tin vào phiếu học tập

Gợi ý:

PHIẾU HỌC TẬP

Cùng hoàn thành bảng sau về chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy sưu tầm và ghi lại một số câu thơ, hoặc lời bài hát, hoặc sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Gợi ý:

Bài hát Chiến thắng Điện Biên

Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui. Bản mường xưa nương lúa mới trồng, đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.

Dọc đường chiến thắng ta tiến về đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.

Thế giới đang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.

lich su lop 5 bai 7