Bài 9: Châu Á

Thứ ba , 11/04/2017, 20:26 GMT+7
     

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 9

GIẢI BÀI TẬP CHÂU Á

A. Hoạt động cơ bản

1. Thay nhau hỏi và trả lời

a) Hãy kể tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất mà em đã được học.

b) Việt Nam nằm ở châu lục nào? Em biết gì về châu lục đó?

Gợi ý:

a) Các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

b) Việt Nam nằm ở châu Á. Đây là châu lục có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất trong số các châu lục.

 

2. Xác định vị trí và giới hạn châu Á

a) Quan sát hình 2 (SGK 11/57) và cho biết:

- Châu Á nằm ở bán cầu nào? (bán cầu Bắc hay bán cầu Nam).

- Tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp.

Dựa vào bảng 1, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác.

Bảng 1. Diện tích các châu lục

  Châu lục

 Diện tích (triệu km2)

 Châu Á

 Châu Mĩ

 Châu Phi

 Châu Âu

 Châu Đại Dương

 Châu Nam Cực

 44

 42

 30

 10

 9

 14

Gợi ý:

a) - Châu Á nằm ở bán cầu Bắc.

- Châu Á giáp các châu lục: châu Âu, châu Phi và giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Châu Á có diện tích lớn nhất, gấp gần 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.

 

3. Khám phá tự nhiên châu Á

a) Quan sát các ảnh trong hình 3 (SGK 11/58).

b) Tìm trên lược đồ hình 2 (SGK 11/57) các chữ a, b, c, d, e và cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu Á?

c) Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên của châu Á?

d) Quan sát hình 2, hãy:

- Dựa vào màu sắc trên lược đồ, nhận xét về địa hình châu Á.

- Đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á.

- Kể tên các đới khí hậu của châu Á.

Gợi ý:

b) Các cảnh thiên nhiên được chụp ở:

- Vịnh biển (Nhật Bản) ở khu vực Đông Á.

- Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở khu vực Trung Á.

- Đồng bằng (đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a) ở khu vực Đông Nam Á.

- Rừng Tai-ga (Liên bang Nga) ở khu vực Bắc Á.

- Dãy núi Hi-ma-lay-a (phần thuộc Nê-pan) ở khu vực Nam Á.

c) Châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, đa dạng.

d) - Ở châu Á, núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích châu luc, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ.

- Một số dãy núi: dãy U-ran, dãy Cáp-ca, dãy Côn Luân, dãy Hi- ma-lay-a, dãy Thiên Sơn.

Một số đồng bằng lớn: đồng bằng Tây Xi-bia, đồng bằng Lưỡng Hà, đồng bằng Ân Hằng, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng sông Mê Công.

- Châu Á có đủ các đới khí hậu: từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới.

 

4. Tìm hiểu dân cư châu Á

a) Dựa vào bảng 2, so sánh dân số châu Á với dân số của các châu lục khác. 

Bảng 2. Dân số các châu lục nảm 2012

  Châu lục

 Dân số (triệu người)

 Châu Á

 Châu Mĩ

 Châu Phi

 Châu Âu

 Châu Đại Dương

 Châu Nam Cực

 4.260 (1)

 948

 1.072

 740 (2)

 37

 

(1) Không kể dân số Liên bang Nga

(2) Kể cả dân số Liên bang Nga

b) Theo em, người dân châu Á sống tập trung ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng? Vì sao?

c) Quan sát hình 4 (SGK 11/60), nhận xét về màu da và trang phục của người Nhật Bản và Ấn Độ.

Gợi ý:

a) Châu Á có số dân đông nhất thế giới, gấp hơn 4 lần châu Mĩ, 4 lần châu Phi, gấp 6 lần châu Âu.

b) Người dân châu Á sống tập trung ở vùng đồng bằng. Phần đông dân cư châu Á hoạt động trong ngành nông nghiệp, trồng trọt là chính. Đồng bằng là nơi có khí hậu nhiệt đới, có nhiều nước thích hợp cho việc trồng trọt.

c) Người Nhật Bản và Ấn Độ đều có màu da vàng. Người Nhật Bản sống ở khu vực có khí hậu ôn hòa nên màu da sáng hơn và trang phục kín đáo hơn để giữ ấm cơ thể.

Người Ấn Độ sống ở vùng nhiệt đới nên màu da sẫm hơn và trang phục gồm nhiều lớp vải đề tránh nắng nóng.

 

5. Thảo luận vể hoạt động kinh tế của châu Á

a) Quan sát lược đồ hình 5, hoàn thành bảng sau (SGK 11/60, 61).

b) Đọc thông tin trong khung (SGK 11/61).

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Ngành nào là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á?

- Kể tên các nước sản xuất nhiều ô tô và khu vực khai thác nhiều dầu mỏ.

Gợi ý:

a)

  Hoạt động kinh tế 

 Phân bố

 Trồng lúa mì

 Liên bang Nga, Ca-dắc-xtan, Trung Quốc, Ấn Độ

 Trồng lúa gạo

 Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc

 Trồng bông

 Ca-dắc-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc

 Chăn nuôi trâu, bò

 Ấn Độ, Trung Quốc

 Khai thác dầu

 Liên bang Nga, I-ran, I-rắc, A-rập Xê út, Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a 

 Sản xuất ô tô

 Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

b)

- Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân châu Á.

- Các nước sản xuất nhiều ô tô: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Khu vực khai thác nhiều dầu mỏ: Tây Nam Á, Đông Nam Á.

 

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

a) Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.

a1. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. 

a2. Cả bốn phía của châu Á giáp biển và đại dương.

a3. Núi và cao nguyên chiếm 2/3 diện tích châu Á.

a4. Châu Á có dãy Hi-ma-lay-a với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới.

a5. Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. 

a6. Công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á. 

a7. Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển.

b) Hãy viết những câu đúng vào vở.

Đáp án:

a) Các câu đúng: a1, a4, a5, a7. Các câu sai: a2, a3, a6 

b) Viết vào vở các câu: a1, a4, a5, a7

 

2. Làm việc với lược đồ

a) Nhóm trưởng lấy từ góc học tập lược đồ như hình 6 (SGK 11/63).

b) Viết tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á vào chỗ chấm (...) trên lược đồ

c) Chỉ trên lược đồ các khu vực của châu Á: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

Đáp án: 

Bắc Á (d), Trung Á (b), Tây Nam Á (dưới đồng bằng Lưỡng Hà), Nam Á (dưới đồng bằng Ấn Hằng), Đông Á (dưới đồng bằng Hoa Bắc), và chữ a, Đông Nam Á (c).

 

3. Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

a) Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 6 bạn trực tiếp chơi, các bạn khác theo dõi và cổ vũ cho đội mình.

b) 6 bạn của từng đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. Trên bảng đã treo sẵn 2 lược đồ (như hình 5 phóng to).

c) Mỗi học sinh ở từng nhóm nhận từ giáo viên một tranh có đánh số thứ tự về hoạt động kinh tế của châu Á. Ví dụ:

  1. Khai thác dầu mỏ ở Iran

 2. Sản xuất ô tô ở Hàn Quốc

 3. Trồng lúa mì ở Liên bang Nga

 4. Trồng lúa gạo ở Thái Lan

 5. Trồng bông ở Trung Quốc

 6. Chăn nuôi trâu, bò ở Ân Độ

d) Khi giáo viên hô “Bắt đầu!”, lần lượt từng em ở 2 đội lên ghi số tương ứng với số tranh vào vị trí phù hợp trên lược đồ. Học sinh thứ nhất viết xong về chỗ, học sinh thứ hai mới được lên viết, ... Mỗi em chỉ được viết 1 lần.

Đáp án:

 

 

C. Hoạt động ứng dụng

1. Hãy tìm hiểu và giới thiệu về châu Á

a) Chọn một chủ đề mà em quan tâm (gợi ý: cảnh thiên nhiên châu Á/người dân châu Á/hoạt động kinh tế của châu Á...)

b) Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh về chủ đề mà em chọn

Gợi ý:

a) Cảnh thiên nhiên châu Á.

b) Châu Á không chỉ có các bãi biển rực rỡ, những hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp, mà còn có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và ngoạn mục.

Mỗi quốc gia đều được vinh danh xứng đáng với những kì quan thiên nhiên cífa châu Á. Trong số ấy có dòng sông đom đóm của Ma-lai-xi-a, hồ Thiên Trì của Triều Tiên và Trung Quốc, hang động của Lào và vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Một ngôi làng tại thị trấn nhỏ của Ma-lai-xi-a có những hàng cây là nguồn thức ăn cho nhiều loài đom đóm.

Ban đêm trên những hàng cây hai bên bờ sông, du khách có thể chứng kiến tận mắt vẻ đẹp của hàng ngàn con đom đóm. Thứ ánh sáng tự nhiên ấy càng trở nên huyền ảo hơn khi được dòng sông đưa đẩy theo con nước xuôi dòng.

Hồ Thiên Trì nằm ở biên giới giữa Trung Quôc và Triều Tiên có độ cao 2.189m nên luôn được phủ băng trắng muốt, cũng là nơi xuất xứ của những sinh vật thần thoại.

Nằm cách khu vực trung tâm phía Bắc Lào khoảng 15km, một hang động mang dáng vẻ uy nghiêm như một ngôi đền Phật giáo. Hang động cũng có hơn 4.000 tượng Phật và các tác phẩm chạm khắc khác nhau.

Đặc biệt nhất chính là một trong những kì quan của châu Á đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long của nước ta ngoài gần 2.000 hòn đảo đá vôi, nơi đây còn có thảm thực vật xanh tươi, hang động, hồ và một số bãi biển hoang sơ; đồng thời là nơi trú ngụ của các loài động vật hoang dã và các loài chim.

 
 
2. Để xuất ý tưởng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

a) Chọn một cảnh thiên nhiên ở châu Á (có thể cảnh thiên nhiên ở Việt Nam hoặc địa phương em) mà em biết hoặc đã từng đến tham quan.

b) Trao đổi với người thân để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ cảnh thiên nhiên.

(Lưu ý: Mỗi học sinh chỉ cần thực hiện 1 trong 2 bài tập ở hoạt động ứng dụng)

Gợi ý

a) Cảnh quan ở biển.

b) Nhằm bảo vệ cảnh quan ở biển, mỗi người dân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Không xả rác, xác động vật xuống biển. Tích cực trồng cây ven biển, hạn chế đánh bắt gần bờ, không xây cất, lấp đất cát lấn biển, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của biển.

dia li lop 5 bai 9 chau a