Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông trong xã hội

Thứ sáu , 02/09/2016, 11:06 GMT+7
     

Đề bài: Suy nghĩ về một hiện tượng đời sống đã trở thành vấn nạn ở nựởc ta hiện nay: tai nạn giao thông. 

1. Tìm hiểu đề

Đề bài yêu cầu học sinh bàn về một hiện tượng đời sống đã trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay: tai nạn giao thông. Để bàn về một hiện tượng đời sống, HS cần nắm vững thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục. Đặc biệt, với yêu cầu cụ thể của đề bài này (đóng góp ý kiến đế góp phần giảm thiểu vấn nạn đó), học sinh cần bộc lộ được không chỉ vốn hiểu biết mà cả lập trường, thái độ về hiện tượng tai nạn giao thông, phải thể hiện được tiếng nói cá nhân và quan điểm nhìn nhận thật rõ ràng, sắc sảo để làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

2. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

- Có thể dẫn dắt từ một câu chuyện có thật trong cuộc sống.

- Giới thiệu chủ đề bài viết.

Thân bài:

1. Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay. 

2. Nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân chủ quan.

3. Hậu quả:

- Với người gây tai nạn.

- Với người bị tai nạn.

- Với cộng đồng, xã hội.

4. Giai pháp khắc phục.

Kết bài:

- Khái quát chung về vấn đề tai nạn giao thông.

- Nêu suy nghĩ cá nhân.

 

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về một bó gái mới học lớp 8 đã phải vừa học, vừa chăm sóc người cha tâm thần và hai đứa em nhỏ. Câu chuyện cảm động này lại bắt đầu từ một vụ tai nạn giao thông khiến người cha suýt mất đi tính mạng, người mẹ sau một thời gian dài chăm sóc chồng ở bệnh viện đã kiệt sức và mất, chỉ còn lại người cha tuy bảo toàn được mạng sõng song không còn khả năng làm việc và tự phục vụ trong các sinh hoạt binh thường...

- Những câu chuyện bi thương như thế có rất nhiều. Từ nhừng câu chuyện ấy, ta thấy nổi lên một vấn đề: Tai nạn giao thông không chỉ còn là một rủi ro bất ngờ trong cuộc sống mà thực sự đã trở thành một vấn nạn ở nước ta hiện nay.

Thân bài:

1. Thực trạng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay:

- Tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, liên tục trên mọi tuyến đường, đặc biệt là đường bộ (va quệt) và đường sông (đắm đò).

- Tính riêng năm 2008, cả nước có 11578 vụ tai nạn giao thông, làm chết và bị thương hàng nghìn người, thiệt hại hàng tỉ đồng tài sản của cá nhân cũng như tập thể.

2. Nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân khách quan: Do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến chưa thực sự khoa học, hợp lí, hệ thống biển báo chỉ dẫn chưa phát huy tốt hiệu quả, chất lượng của đường giao thông và phương tiện giao thông kém...).

- Nguyên nhân chủ quan: Người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm khi tham gia giao thông, chưa nắm vững và tuân thù luật pháp chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn.

3. Hậu quả:

- Với người gây tai nạn: Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt ngồi tù hoặc đền bù thiệt hại cho nạn nhân; tức là sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi cùa mình, ảnh hường đến mọi mặt kinh tế, thời gian, sức lực khiến cuộc sống của họ có thế bị đáo lộn ngoài ý muốn.

- Với người bị tai nạn: Hỏng hóc phương tiện đi lại, tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có nhiều trường hợp đà mất đi cả tính mạng.

- Với cộng đồng, xã hội: Tạo tâm lí lo lắng bất an cho mọi thành viên khi tham gia giao thông, phải gánh nặng hậu quả do tai nạn giao thông đế lại: những người thương tật mất đi khả năng lao động, những gánh nặng mà người mất vì tai nạn giao thông để lại như gia đình, con cái.

4. Giải pháp khắc phục:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đảm bảo chất lượng: đường sá, cách phân luồng, phản tuyến cần khoa học, hợp lí, thường xuyên kiểm soát chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông.

- Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông với mọi đối tượng, đặc biệt là với lứa tuổi học đường đế tạo cho các em ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ.

- Xây dựng chế tài xử phạt thật nghiêm minh với những trường hợp vi phạm, gây mất an toàn giao thông.

Kết bài:

- Tai nạn giao thông có thể xảy đến bất ngờ, có thế được dự báo trước bằng những dấu hiệu của hệ thống giao thông và ý thức của người tham gia giao thông. Song dù thế nào thì cũng là điều đau xót bới những hậu quả nặng nề mà nó để lại.

- Mỗi người hoàn toàn có thế tránh được và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông bằng chính việc làm cùa mình. Việc làm đơn giản đầu tiên là đảm bảo sự an toàn của bản thân bằng việc trang bị phương tiện bảo hiểm, chú ý chất lượng phương tiện và tuyệt đối tránh dùng các chất kích thích làm ảnh hưởng tới sự an toàn khi tham gia giao thông.